Tẩy giun cho mèo là việc làm cần thiết và duy trì có định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe cho thú cưng nhà bạn. Tùy theo thể trạng và sức khỏe của chúng mà chúng ta áp dụng lịch tẩy hợp lý. Bạn nên tìm hiểu kỹ tình trạng của mèo và khi đã tẩy giun thì bạn cần theo sát lịch tẩy.
Dưới đây là lịch tẩy giun cho các trường hợp ở mèo:
Nội dung
Lịch tẩy cho mèo con, mèo trưởng thành
- Lần tẩy giun đầu tiên: Mèo con mới sinh được 3 tuần tuổi (thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột mèo con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài.
- Sau lần đầu tiên: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho tới khi mèo được 3 tháng tuổi.
- Sau 3 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần từ 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.
- Mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.
- Mèo trên 1 năm tuổi, mèo trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3-4 lần 1 năm.
Lịch tẩy cho mèo mẹ mang thai và cho con bú
Mèo mẹ nhiễm giun sán sẽ lây truyền sang con qua nhau thai và sữa vì vậy đặc biệt lưu ý tiến hành thật cẩn thận cho mèo mẹ.
- Tẩy giun cho mèo cái sinh sản trước khi phối giống 1 tháng.
- Tẩy một lần cho mèo mẹ trước khi sinh khoảng 1-2 tuần.
- Mèo mẹ đang cho con bú tẩy cùng với mèo con.
Lịch tẩy cho mèo đã bị nhiễm giun, sán
Tiến hành tẩy giun sán ngay lập tức khi phát hiện bị mèo bị nhiễm giun và tẩy lại sau 2 tuần.
Chú ý quan sát và theo dõi phân của mèo để đánh giá hiệu quả của việc tẩy giun, đồng thời chuyển sang lịch tẩy giun dành cho mèo theo giai đoạn phù hợp.
Lịch tẩy cho mèo mới mua
Cũng tiến hành tẩy giun như trường hợp mèo bị nhiễm giun sán.
Tẩy ngay lập tức và lặp lại sau 2 tuần. Sau đó thực hiện tẩy giun theo lịch trình tẩy giun theo độ tuổi.
Cách cho mèo uống thuốc tẩy
Để mèo uống thuốc xổ giun dễ dàng, bạn có thể làm theo 2 cách phổ biến sau:
- Cách 1: Tán nhuyễn và trộn lẫn vào trong thức ăn cho mèo ăn.
- Cách 2: Tán nhuyễn thuốc, hòa nước rồi dùng ống tiêm (đã bỏ mũi kim) bơm thuốc vào cổ mèo cho mèo uống.
Lưu ý trước khi tiến hành tẩy giun cho mèo
- Nếu sáng ngày hôm sau định xổ giun cho mèo thì buổi tối hôm trước cho mèo ăn ít hơn so với mọi lần.
- Khi tẩy chỉ nên cho ăn ít thôi và thức ăn ngon hơn mọi ngày (nửa khẩu phần ăn như mọi khi).
- Sau khi tẩy nên cho mèo uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn.
- Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi và nơi chăn thả mèo phòng ngừa tái nhiễm giun sán.
- Hạn chế trẻ em tiếp xúc sau khi xổ giun cho mèo, sau đó phải rửa tay sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm bệnh giun móc.
- Không nên thực hiện việc tẩy giun và tiêm vac-xin đồng thời với nhau.
Thuốc tẩy giun dành cho mèo
Thuốc tẩy giun dành cho mèo có rất nhiều loại được lưu hành trên thị trường, có loại được điều chế theo dạng đặc trị một loại giun, có loại có thể xổ chung được tất cả các loại giun sán.
Trong đó nổi bật lên một số loại thuốc sau:
Virbac exotral: Vỉ 6 viên giá 150.000 – 160.000đ
Bio Rantel (Pyrantel Pamoate): Vỉ 5 viên giá 90.000 – 100.000đ. Thuốc rất an toàn, dùng được cho cả chó lẫn mèo.
Sanpet: Vỉ 10 viên giá 160.000 – 180.000đ. Thuốc an toàn, thường dùng theo đơn.
Interceptor: Hộp 6 vỉ, vỉ 5 viên, giá siêu đắt 950.000 – 1.000.000đ. Thuốc xổ giun cho mèo này chỉ dùng cho mèo từ 8 tuần tuổi trở lên.
Drontal: Hộp 2 viên giá 70.000 – 80.000đ. Chỉ dùng cho mèo trên 8 tuần tuổi.
Bạn nên tìm hiểu kỹ nhãn hiệu và đọc kỹ đối tượng mà thuốc hỗ trợ, đặc biệt là tẩy giun đối với mèo con.
Dấu hiệu nhận biết mèo bị nhiễm giun sán
- Mèo đi ngoài có giun sán.
- Mèo mệt mỏi, lừ đừ, ói ra giun.
- Hay co rúm đít lại, hoặc hay chịn đít.
- Mèo không lên ký, ăn nhiều vẫn ốm.
- Ăn ít đến rất ít, hoặc bỏ ăn.
- Lợi tái nhợt, không được hồng hào.
Là người bạn với mèo, bạn nên nằm lòng lịch tẩy giun của mèo. Hãy tạo nên môi trường khỏe mạnh cho mèo và cả cho chính bạn nữa nhé! Petto luôn đồng hành cùng bạn.