Mèo Bị Nôn Mửa – Nguyên Nhân Tiềm Ẩn và Cách Khắc Phục

Triệu chứng mèo bị nôn mửa chắc hẳn vô cùng quen thuộc với các chủ vật nuôi. Tuy nhiên, không phải Sen nào cùng có đầy đủ kiến thức và cũng như kinh nghiệm xử lý. Vậy mèo bị nôn mửa, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề nào? Cách khắc phục hiệu quả để an toàn sức khỏe cho mèo cưng?

Nội dung

1. Nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau biểu hiện mèo bị nôn mửa

Nguyên nhân dẫn đến mèo bị nôn mửa cấp tính

Thông thường, nguyên nhân khiến mèo bị nôn mửa là do Boss quá năng động. Chơi đùa và vận động quá mức sau khi ăn hoặc ăn quá no đều khiến mèo nôn mửa. Hoặc khi mèo n vô tình ăn phải thứ gì đó không phù hợp cũng gây nôn mửa. Thức ăn lạ sẽ khiến cho cơ thể tạo ra phản xạ bài trừ thức ăn, gây ra tình trạng nôn mửa. 

mèo nôn ra thức ăn
Mèo nôn mửa do nhiều nguyên nhân

Tuy nhiên, không chỉ có những nguyên nhân nói trên, mèo bị nôn có thể còn là dấu hiệu của các vấn đề nguy hiểm hơn. Vậy đằng sau hiện tượng nôn mửa ở mèo có những mối nguy tiềm tàng nào?

  • Nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa bởi các tác nhân truyền nhiễm. Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… sẽ khiến cho đường ruột bị rối loạn, kích thích, gây nôn ở mèo. 
  • Mèo vô tình nuốt phải dị vật nào đó như đồ chơi, sỏi đá, vật dụng trong gia đình,…
  • Mèo bị nhiễm độc hay ăn, uống thực phẩm có chứa hóa chất. 
  • Trường hợp mèo bị dị ứng với thức ăn cũng sẽ kích thích dẫn đến biểu hiện nôn mửa. 
  • Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, do tác dụng phụ của thuốc cũng khiến mèo có phản ứng nôn. Một số thuốc thường kích thích mèo nôn như kháng sinh, thuốc mê, thuốc trị ung thư,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn mửa mạn tính

Các nguyên nhân tiềm ẩn nói trên sẽ gây ra tình trạng mèo bị nôn mửa cấp tính. Trong trường hợp, tình trạng nôn mửa kéo dài và được chẩn đoán mạn tính thì cần phải cảnh giác với những nguyên nhân sau: 

  • Các trường hợp mèo bị bệnh thận như viêm thận, suy thận hay viêm tiếm mật, sỏi đường tiết niệu, viêm gan – mật – ruột,… Vấn đề về hệ bài tiết và hệ tiêu hóa có thể gây nôn mửa thường xuyên. Tùy vào mỗi bệnh mà mức độ nôn mửa nặng nhẹ khác nhau.
  • Bệnh cạnh đó, những bệnh lý như viêm ruột, thoát vị hạch, đau dạy dày-viêm-loét, nhiễm giun tim, viêm tuyến tụy, tắc ruột, rối loạn thần kinh, suy gan, ung thư,… đều có thể gây nôn mửa trên cơ thể mèo. Mèo có thể kèm theo triệu chứng đau bụng khi nôn mửa.
làm gì khi mèo nôn
Khắc phục tình trạng này như thế nào?

2. Cách khắc phục tình trạng nôn mửa ở mèo 

Dành cho chủ vật nuôi

  • Các Sen cần phải đặc biệt quan tâm và theo dõi biểu hiện của mèo. Ngoài nôn mửa, mèo còn có biểu hiện nào bất thường hay không? Chẳng hạn như tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi, da khô, lông rụng, sụt cân, chán ăn, không vui chơi,…
  • Bạn cũng cần phải quan sát tần suất nôn trong một ngày. Chất nôn có máu hay dịch, màu sắc dịch, màu chất nôn,…
  • Đồng thời, phải thay đổi chế độ ăn uống với những thực phẩm dễ tiêu hơn. Điều tra kỹ thức ăn có bị hư, mối, mốc,…Hay thức ăn mới có khiến mèo bị kích ứng.
  • Trong trường hợp cần thiết, khi tình trạng kéo dài, mèo không có xu hướng giảm. Ta hãy cho mèo đến cơ sở thú y gần nhất.

Dành cho bác sĩ 

Khi mèo được chủ nuôi mang đến, cần phải nhanh chóng xử lý và kiểm tra lâm sàng. Công tác kiểm tra lâm sàng bao gồm:

  • Hỏi về lịch sử bệnh, độ tuổi, thức ăn sử dụng gần đây. Mèo đã bị nôn mửa trong bao lâu. Kèm theo đó là những loại thuốc đã dùng, thời gian xuất hiện bất thường, biểu hiện lạ đi kèm,…
  • Tiến hành đo thân nhiệt, cân nặng và kiểm tra các cơ quan bên ngoài. 
  • Nếu chưa tìm được nguyên nhân nhưng mèo bị nôn nhiều, mất nước nghiêm trọng thì có thể tiến hành tiêm thuốc chống nôn, truyền dịch, chất điện giải để cải thiện tình trạng cơ thể. 
  • Sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ thú y sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe mèo. 
  • Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc trường hợp mèo mắc bệnh lý nguy hiểm, có thể cho mèo nhập viện để kiểm soát sức khỏe. 
điều tra nguyên nhân gây bệnh ở mèo
Điều tra kỹ nguyên nhân gây bệnh ở mèo

Mèo chính là bạn của con người, vì vậy chúng cần được quan tâm và chăm sóc kỹ hơn. Nếu thấy những biểu hiện nào bất thường như mèo bị nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,… thì hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ của Petto trên đây sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn và mèo cưng của mình thật nhiều sức khỏe. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay