Mèo bị trầm cảm là gì? Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Do đó bạn không nên để mèo bị trầm cảm thời gian dài. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu cho thấy mèo bị trầm cảm.
Nội dung
Nguyên nhân gây nên trầm cảm ở mèo
1. Do chuyển nơi ở
Sự thay đổi về chỗ ở là một trong những nguyên nhân chính gây nên hội chứng trầm cảm ở mèo. Nhiều con mèo gặp phải trở ngại trong việc chuyển đổi nhà ở và có thể rơi vào trạng thái trầm cảm tạm thời trong quá trình thích ứng với môi trường mới.
>>>>Xem thêm: Top nhà cho mèo hot nhất của Petto
2. Ai đó hoặc vật nuôi mới mất
Cho dù là người hay động vật, thì mèo vẫn bị ảnh hưởng bởi sự mất mát. Chúng không thấu hiểu cái chết như người, nhưng vẫn nhận ra sự vắng mặt của một người hay một con vật nào đó khiến chúng trở nên trầm cảm.
Tại Hàn Quốc có một trường hợp nổi tiếng là cô mèo Agah đã bị trầm cảm tới mức tấn công cả chủ nhân, nguyên nhân được cho là cô mèo này bị trầm cảm sau sinh do chủ nhân đã bế mèo con đi ngay trước mặt nó.
3. Bạn không dành thời gian cho mèo
Dạo này bạn khá bận rộn? Có thể là do công việc, quan hệ xã hội, hay các mối quan hệ khiến bạn không có thời gian dành cho mèo. Điều này rất dễ làm cho mèo bị trầm cảm. Loài mèo nói chung à sinh vật hòa đồng và sẽ bị trầm cảm nếu chúng cảm thấy như thể bị bỏ rơi
Những dấu hiệu cho thấy mèo bị trầm cảm
Khi mèo bị trầm cảm thường sẽ biểu lộ những hành vi khác thường. Mèo thường sẽ có những dấu hiệu sau:
1. Ngủ nhiều
Mèo thường ngủ rất nhiều nên khá khó để đoán chính xác mèo có ngủ quá nhiều hay không. Mỗi chú mèo có thời gian ngủ khác nhau.
Theo nghiên cứu thì trung bình mèo ngủ khoảng 16 tiếng/ngày, nhưng bạn vẫn nên quan sát thời điểm mèo đi ngủ và thức dậy để ước lượng. Nếu mèo ngủ quá thời gian trung bình từ 4-5 tiếng và tình trạng này kéo dài liên tục thì rất có thể mèo bị trầm cảm rồi đó!
2. Lười chải chuốt
Mèo là chúa làm đỏm, và chải chuốt là việc làm không thể thiếu của mèo. Mèo có thể liếm láp, chải lông mọi lúc mọi nơi.
Nhưng nếu mèo đột nhiên lười chải chuốt kéo dài vài ngày thì hãy để ý mèo nhiều hơn. Vì khi mèo bị trầm cảm, mèo không có thói quen tự chải chuốt hay liếm lông nhiều nữa.
Nếu bạn thấy bộ lông mèo trở nên xơ xác, không bóng mượt như trước thì đó là dấu hiệu của việc lười liếm lông và chải lông.
3. Ăn ít đi hoặc nhiều lên
Thông thường, để chống lại sự buồn phiền quá mức khi bị trầm cảm, mèo sẽ ăn ít đi. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp sẽ ăn nhiều hơn. Vì vậy bạn cũng nên quan sát thói quen ăn uống hàng ngày của mèo.
4. Hay ẩn nấp
Mèo thường thích ẩn nấp ở vị trí cố định nào đó. Nhưng khi mèo bị trầm cảm, mèo thường có xu hướng ẩn nấp nhiều hơn và ẩn nấp kĩ hơn. Bạn nên chú ý nếu tần suất gặp mặt mèo giảm đáng kể nhé!
5. Lười biếng hơn
Đối với những chú mèo có thói quen lười biếng, điều này rất khó nhận ra. Tuy nhiên, nếu chú mèo của bạn năng động và hoạt bát đột nhiên lừ đừ, mệt mỏi thì rất có thể mèo đã mắc bệnh.
Và trầm cảm cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên hiện tượng trên. Dù sao đi nữa thì bạn vẫn phải đưa mèo đến cơ sở y tế thú y để thăm khám và điều trị.
6. Phát ra tiếng kêu với tần suất cao
Hiện tượng kêu quá nhiều có thể là do người bạn gần gũi đã mất là người hoặc động vật. Mèo kêu thét lên để cố gắng giúp người bạn đó tìm về gặp chúng. Và nếu hiện tượng này kéo dài rất dễ làm cho mèo bị trầm cảm.
7. Mèo đi vệ sinh không đúng chỗ
Mèo có thể đi bậy ra ngoài khay có nhiều nguyên nhân. Có thể chúng không thích hình dạng, kích cỡ, loại cát,… Có thể do khay bẩn. Nhưng nếu khay bình thường và sạch sẽ mà mèo vẫn đi bậy ra nhà thì rất có thể mèo đã mắc trầm cảm.
8. Hay cáu gắt, cào cắn chủ nhân
Đây là dấu hiệu điển hình nhất, mèo thường rất khó chịu khi chủ nhân đến gần, sau đó phản ứng rất mạnh, thường sẽ chạy đi lẩn trốn, trong trường hợp chủ nhân cố gắng tiếp cận, mèo thậm chí còn cào cấu và tấn công.
Cách điều trị khi mèo bị trầm cảm
Dành thời gian cho mèo của bạn
Mọi vấn đề trầm cảm nguyên nhân chính đều xuất phát từ việc không được quan tâm chăm sóc. Vậy trước khi nghĩ ra những phương pháp, liệu trình hay phương thuốc cụ thể nào thì bạn nên dành thời gian, ít nhất là 15 phút mỗi ngày để chơi đùa và chăm sóc cho mèo nhé.
Bạn có thể dùng đồ chơi cho mèo để chơi cùng chúng, như vậy sẽ giúp kích thích cảm xúc của mèo nhiều hơn.
Sử dụng liệu pháp ánh sáng
Một số chú mèo bị trầm cảm theo mùa. Vào mùa đông bạn nên cho mèo sưởi nắng bằng đèn UV hoặc hôm nào trời nắng nên cho mèo đi dạo. Nhớ thường xuyên để rèm cửa mở cho ánh sáng chiếu vào nhà.
Sử dụng pheromone hoặc thuốc
Pheromone có thể được dùng để chữa trầm cảm ở mèo. Có một số loại pheromone tổng hợp có tác dụng kích thích cảm giác thư giãn và hưng phấn ở mèo. Nhờ đó mèo có thể giảm thiểu stress và trầm cảm.
Petto không khuyến khích các bạn sử dụng thuốc. Chỉ được sử dụng thuốc khi những cách trên đều không khả thi. Bởi những liệu pháp tự nhiên là những bài thuốc tốt nhất rồi.
Nếu mèo bị trầm cảm quá nặng, thực sự cần dùng thuốc để điều trị thì bạn nên đưa mèo đến bệnh viện thú y để thăm khám và được tư vấn kĩ lưỡng.
FAQ – Câu hỏi thường gặp
Mèo sau sinh hay bị thiến có bị trầm cảm, vậy có đáng lo không
Trương hợp mèo bị trầm cảm sau sinh hoặc trầm cảm sau khi bị thiến không nguy hiểm và đáng lo bằng những trường hợp Petto đề cập ở trên. Lưu ý, chỉ cần dành thời gian thật nhiều cho boss là ok nhất nha.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh trầm cảm ở mèo. Chắc hẳn mọi người, nhất là những người nuôi mèo đều mong muốn mèo của mình thật vui vẻ, hạnh phúc, hoạt bát.
Đó cũng là điều Petto mong muốn khi mong tới cho các bạn những thông tin trên. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn và phần nào giúp bé mèo giảm căng thẳng nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Hy vọng những chia sẽ của Petto về Mèo Bị Trầm Cảm Và 8 Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Bị Trầm Cảm sẽ giúp các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức cho riêng mình. Nhớ follow Petto để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.