Bệnh nấm ở mèo căn bệnh không còn lạ lẫm gì với các sen. Bệnh chủ yếu do ký sinh trùng gây ra và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mèo. Vậy cách chữa bệnh nấm cho mèo như thế nào? Và cách điều trị tại ra sao. Dưới đây là chia sẻ từ kinh nghiệm của Petto.
Nội dung
Bệnh nấm ở mèo là gì?
Bệnh nấm ở mèo là căn bệnh khá phổ biến, chúng có thể xảy ra ở cả chó lẫn mèo, phát triển nhanh chóng và tác động xấu tới sức khỏe của mèo. Thường thấy ở mèo đặc biệt là các giống mèo Tây hoặc mèo lai như mèo anh lông ngắn, mèo anh lông dài, mèo Ba Tư…
Bệnh sẽ gây nhiễm trùng bề trùng bề mặt của tầng lớp sừng, sợi lông hoặc móng vuốt. Những loài ký sinh trùng gây ra bệnh này bao gồm: Microsporum canis, Trichophyton và Epidermophyton.
Nguyên nhân mèo bị nấm
Chăm sóc bộ lông cho mèo kém, khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm phù hợp cho nấm phát triển, mèo ít được tắm nắng, sau khi tắm cho mèo không sấy khô lông, mèo nghịch bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ…
Tuy nhiên, nếu bạn là một người quá ưa sạch sẽ. Tắm cho mèo nhiều lần cũng khiến mèo bị nấm. Vì khi tắm và chải lông quá nhiều sẽ bị mất chất nhờn ngăn chặn nấm.
Triệu chứng mèo bị nấm
Nếu mèo của bạn gặp những biểu hiện như Petto liệt kê dưới đây, thì chắc chắn mèo đã bị nấm, cần phải có phương pháp điều trị cụ thể. Vì bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu để quá lâu có thể gây tử vong.
- Trên da sẽ xuất hiện các lớp tế bào chết, thường là: gàu; lớp lông gãy yếu với da bị kích ứng và mẩn đỏ.
- Mèo khi bị nấm thường rất ngứa ngáy, khó chịu, lông bị gãy và rụng thành từng mảng.
- Khu vực rụng lông thường đỏ hình tròn, hoặc hình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh.
Mèo bị nấm dễ nhầm lẫn với bệnh ghẻ. Vì thế, nếu mèo bị bệnh quá nặng, tốt nhất bạn nên cạo 1 mảng da và lông khu vực nhiễm bệnh. Sau đó, đưa ra phòng thú ý xét nghiệm hoặc soi trên kính hiển vi để chẩn đoán chính xác hơn.
Bệnh nấm mèo rất dễ lây cả đàn nếu bạn nhốt chung. Đặc biệt, có thể lây sang người, nhất là những trẻ nhỏ hoặc người mới đến khu vực, những người mẫn cảm với mèo.
Cách chữa bệnh nấm da cho mèo
Bệnh nấm ở mèo thường khó điều trị, nếu lây sang người, nên loại bỏ.
Khi bị nấm, tốt nhất bạn nên cạo lông cho bé để tránh tình trạng nấm lan rộng cũng như dễ dàng bôi thuốc hơn.
Một số loại thuốc điều trị nấm: Nizoral, Ketoconazol, Flucinazol – dùng từ 1-2 lần/ ngày. Dùng cùng kháng sinh đề phòng bội nhiễm.
Tắm cho mèo 1-2 lần / 1 tuần, tốt nhất nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng về nấm, hoặc sử dụng lá trà xanh, chanh tươi để tắm.
Bạn lưu ý: Sau khi bôi thuốc cần tránh không để mèo liếm phải, tốt nhất nên sử dụng vòng chống liếm, vòng bảo hộ cho mèo. Không tắm bằng xà phòng trong quá trình điều trị. Vệ sinh & làm sạch khu vực trước khi bôi thuốc bề mặt.
Ngoài ra, bạn có thể đưa bé ra thú y để tiêm thuốc điều trị nấm, hoặc vắc xin với bé từ 4 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm được.
Phòng tránh bệnh nấm ở mèo
- Không mua mèo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Thường xuyên cho mèo tắm nắng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo khu vực nuôi mèo.
- Không tiếp xúc với mèo nghi bị nấm hoặc khi tiếp xúc phải đeo găng tay.
- Khi mèo tắm xong phải sấy khô.
Hi vọng những chia sẻ trên của Petto sẽ giúp bạn phòng tránh và cách điều trị tốt nhất cho thú cưng của mình.
Pingback: Top 5 Bệnh Mèo Hay Gặp Phải Và Cách Phòng Tránh