Mèo bị giun lươn là một trong những trường hợp thường gặp khi nuôi mèo. Bệnh không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe mèo mà còn có nguy cơ lây sang người. Tìm hiểu về bệnh giun lươn sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho mèo cưng cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân khi nuôi Boss.
Nội dung
1. Đại cương về bệnh giun lươn ở mèo
Mèo bị giun lươn là do đâu?
Ký sinh trùng gây bệnh cho mèo thuộc chủng Strongyloides Tumefaciens. Mèo cũng có thể bị nhiễm chủng S. Stercoralis nhưng chưa có báo cáo cụ thể về trường hợp này. Giun lươn là loài có kích thước nhỏ như que tăm, dài từ 3 – 5 cm. Vật chủ của giun lươn là con người nhưng chúng cũng có khả năng gây bệnh cho chó mèo.
Con đường xâm nhập của ký sinh trùng vào cơ thể
Ấu trùng của giun lươn có trong đất sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua da hoặc niêm mạc có vết thương hở. Mèo ăn thực phẩm hay uống phải nước cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Thông thường, mèo được nuôi nhốt thường xuyên trong củi, lồng sắt có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là khi mèo ở trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao, khâu vệ sinh, chăm sóc kém.
2. Chẩn đoán khi mèo bị giun lươn
Chẩn đoán lâm sàng
Để có thể phát hiện mèo bị giun lươn, ban đầu các bác sĩ thú y sẽ thực hiện khám lâm sàng. Những biểu hiện bất thường sẽ là dấu hiệu cho ta biết bệnh của mèo, chẳng hạn như:
- Da nổi các nốt mụn đỏ, phát ban, viêm da.
- Mèo cảm thấy ngứa và gãi liên tục ở các vùng da nổi mẩn đỏ hoặc tổn thương.
- Ho: hầu hết mèo bị giun lươn đều ho do viêm đường hô hấp.
- Tiêu chảy hoặc táo bón là triệu chứng phổ biến, đặc biệt, tình trạng nặng hơn ở mèo con.
- Phân có lẫn chất nhầy hoặc đôi khi xuất hiện vết máu.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Với những biểu hiện trên, bác sĩ khó lòng xác định được chính xác mèo bị giun lươn hay bệnh khác. Chính vì vậy mà để có kết luận chính xác, bác sĩ thú y sẽ tiến hành các phương pháp khác như kiểm tra phân. Phương pháp này có thể giúp quan sát được tác nhân gây bệnh thông qua kính hiển vi.
Ngoài ra, nội soi đại tràng cũng có thể được chỉ định khi cần thiết. Đồng thời, phương pháp nội soi đại tràng còn có thể nhìn thấy mức độ tổn thương ruột già. Từ đó, bác sĩ biết được tình hình sức khỏe mèo và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
3. Điều trị khi mèo bị giun lươn
Việc điều trị mèo bị giun lươn được tiến hành dựa vào mức độ nhiễm ký sinh trùng.
- Nếu mèo bị giun lươn nghiêm trọng, có thể cho mèo sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng. Chẳng hạn như Albendazole, Ivermectin,… có khả năng tiêu diệt và loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể.
- Nếu mèo bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nước, chất điện giải thì cần bù đắp nhanh chóng. Bạn có thể bổ sung thông qua thuốc pha dạng bột hòa tan hoặc truyền trực tiếp tĩnh mạch.
- Ngoài ra, để giúp mèo có sức khỏe tốt chống lại ký sinh trùng, bạn cần phải tăng cường sức đề kháng cho mèo. Bằng cách bổ sung dinh dưỡng qua các loại thực phẩm. Nếu mèo bị bệnh đường ruột khiến việc ăn uống khó khăn, bạn có thể hỏi thêm chuyên gia. Một số loại thuốc trợ sức, hỗ trợ miễn dịch có thể được tiêm cho mèo nếu cần thiết.
Mèo bị nhiễm giun lươn mặc dù có thể điều trị được nhưng ít nhiều ký sinh trùng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe mèo. Do đó, phòng bệnh bằng cách sổ giun định kỳ cho mèo, nhất là con non mới sinh sẽ là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất.
Bạn có thể mang mèo đến cơ sở thú y để kiểm tra tình hình sức khỏe và yêu cầu sổ giun.Nếu mèo bị giun lươn đang điều trị thì bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho cơ thể.