Nội dung
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo FIV
Nguyên nhân
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) là bệnh có thể lây lan nguy hiểm ở mèo do một loại virus thuộc họ Retrovirus gây ra. Cũng giống như HIV ở người, FIV gây ra hội chứng giảm miễn dịch. Những chú mèo nhiễm virus FIV sẽ mất dần khả năng miễn dịch và dễ dàng bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra các bệnh như nhiễm trùng răng miệng, bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa, ung thư…
FIV chỉ lây sang những cá thể mèo khác và không lây sang các động vật có vú khác. Con đường lây lan chủ yếu là các vết cắn thông qua tuyến nước bọt.
Triệu chứng
Cũng giống như HIV ở người, bệnh FIV tiến triển qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn đầu hoặc cấp tính:
Ở giai đoạn này bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, sưng hạch bạch huyết, da nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng đường ruột . Thường xảy ra 4-6 tuần sau khi tiếp xúc với virus FIV.
2. Giai đoạn thứ hai – Giai đoạn tiềm ẩn hoặc cận lâm sàng:
Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm và thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Trong giai đoạn này , hệ thống miễn dịch có thể từ từ bị phá hủy và khi suy giảm miễn dịch trở nên trầm trọng.
3. Giai đoạn cuối ( giống AIDS )
Xảy ra phổ biến nhất ở mèo 5-12 tuổi. Hệ thống miễn dịch của mèo không thể hoạt động trong giai đoạn cuối này vì virus FIV đã giết chết các tế bào miễn dịch trong hệ thống. Do đó, cơ thể mèo rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Thông thường, chúng rất khó gây ra bệnh nặng ở mèo. Nhưng kể từ khi không bị kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch, chúng sẽ được nhân lên nhanh chóng và gây bệnh. Các căn bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội.
Phòng ngừa
Mèo nhiễm FIV được phát hiện qua các xét nghiệm nhằm phát hiện các kháng thể của mèo với virus FIV. Hiện tại, vẫn chưa có kháng thể để điều trị một cách cụ thể đối với mèo nhiễm FIV. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa là tránh cho mèo của bạn tiếp xúc với các cá thể mèo không rõ nguồn gốc và tham khảo ý kiến thú y để tiêm phòng vacxin FIV.
Nếu cẩn thận hơn, bạn cũng cần kiểm tra FIV cho những chú mèo mới nhận nuôi trước khi cho tiếp xúc với những chú mèo khác trong nhà.
Bệnh do vi khuẩn Chlamydia
Nguyên nhân
Bệnh Chlamydia ở mèo được gây nên bởi các vi sinh vật nội bào có tên Chlamydia. Chlamydia tồn tại ở mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hóa, và niêm mạc sinh dục. Chúng không thể sống trong môi trường tự nhiên được.
Loại vi sinh vật này gây nhiễm trùng trên nhiều vật chủ khác nhau. Việc lây truyền có thể diễn ra ngay cả khi mèo nhà bạn không tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh. Các vi khuẩn từ việc ho hoặc hắt hơi có thể bám vào người chăm sóc và lây lan nó bằng cách chạm vào, hoặc ôm ấp con mèo khác.
Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh Chlamydia phần lớn sẽ phụ thuộc vào vị trí chính của nó, cũng như khả năng miễn dịch của mèo. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
- Hắt xì
- Chảy nước mắt
- Màng mắt đỏ, có dịch nhầy, có gỉ mắt
- Ho
- Khó thở
- Sổ mũi
- Chán ăn
- Sốt
- Viêm phổi, nếu không được điều trị
Phòng ngừa
Bệnh do vi khuẩn Chlamydia là bệnh cực kỳ nguy hiểm ở mèo. Đa số các trường hợp mèo nhiễm bệnh chỉ được phát hiện khi mô bị tổn thương và hệ miễn dịch bị ảnh hưởng trầm trọng do ít triệu chứng và khó phát hiện.
Hiện tại, bệnh Chlamydia ở mèo được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này có thể sử dụng dưới 2 dạng đó là thuốc mỡ và dạng tiêm.
Bạn nên tiêm vacxin cho mèo để chủ động phòng tránh bệnh. Tránh tiếp xúc hoặc cho mèo sử dụng chung trụ cào móng cho mèo, đồ chơi cho mèo, đồ dùng cho mèo,…với những cá thể mèo nghi ngờ mắc bệnh.
Ngoài ra, bạn nên tiến hành kiểm tra định kỳ đối với những chú mèo đã từng mắc bệnh Chlamydia.
Bệnh Feline Panleukopenia (FP)
Nguyên nhân
FeLV thường được gọi với cái tên là bệnh bạch cầu mèo và hay nhầm lẫn với bệnh giảm bạch cầu mèo do virus FPV (feline parvovirus) gây ra. Tên chính xác là bệnh bạch cầu ác tính gây ra bởi virus một loại Retrovirus lây nhiễm cho mèo. Mèo đực thường dễ nhiễm bệnh hơn và thường xảy ra trong giai đoạn 1 – 6 tuổi.
Nhiễm FeLV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mèo. Loại virus này thường gây thiếu máu hoặc ung thư hạch. Tuy nhiên, vì gây ra ức chế hệ thống miễn dịch, nó cũng có thể khiến mèo bị nhiễm trùng đến chết.
Con đường lây lan chủ yếu của bệnh là truyền nhiễm từ cá thể mèo mắc bệnh sang những cá thể mèo khác thông qua vết cắn, tiếp xúc gần gũi, dùng chung thức ăn,… Mèo mẹ mang thai có thể lây sang con khi sinh hoặc qua sữa mẹ.
Triệu chứng
FeLV được phân loại thành bốn nhóm:
+ FeLV-A chịu trách nhiệm về đặc tính ức chế miễn dịch của bệnh. Tất cả những con mèo mang trong mình virus FeLV đều có FeLV-A.
+ FeLV-B làm tăng thêm tỷ lệ mắc các khối u và các mô tăng trưởng bất thường khác. Khoảng một nửa số mèo bị nhiễm FeLV có FeLV-B.
+ FeLV-C gây nên tình trạng thiếu máu trầm trọng. Khoảng 1% mèo nhiễm FeLV có FeLV-C.
+ FeLV-T dẫn đến suy giảm bạch cầu lympho và suy giảm miễn dịch.
Một số triệu chứng phổ biến khi mèo mắc bệnh bao gồm:
- Thiếu máu
- Lờ phờ
- Sụt cân liên tục
- Áp xe
- Phì đại hạch bạch huyết
- Tiêu chảy kéo dài
- Nhiễm trùng tai ngoài
- Sốt
- Dáng đi loạng choạng hoặc chuyển động rời rạc
- Viêm mũi, giác mạc
- Viêm nướu
- Sarcoma mô mềm (ung thư phát triển từ mô xơ)
Phòng ngừa
Hiện tại, không có thuốc cũng như liệu trình đặc trị FeLV trên mèo. 85% Cá thể mèo nhiễm bệnh sẽ chết trong vòng 3 năm. Nhiễm trùng thứ cấp nếu xuất hiện có thể được điều trị và mèo bị ung thư có thể hóa trị.
Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vacxin. Để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên cho mèo chích ngừa khi chúng trên 3 tháng tuổi.