Mèo bị khó nuốt là triệu chứng lâm sàng chung cho nhiều căn bệnh ở mèo. Để cải thiện tình trạng này ở mèo, các chủ nuôi cần phải tìm ra được nguyên nhân và tiến hành biện pháp can thiệp phù hợp.
Nội dung
1. Sinh lý nuốt ở mèo
Nuốt là một trong những hoạt động sinh lý phức tạp với sự tham gia của nhiều yếu tố. Mục đích của hoạt động nuốt là đẩy thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày. Các yếu tố liên quan đến quá trình nuốt thức ăn ở mèo bao gồm: loại thức ăn, tính chất lỏng,… Đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của răng, lưỡi và hàm. Sau đó các cơ quan cảm giác nhanh chóng nhận diện và phản xạ nuốt được hình thành. Cùng với sự vận động của các dây thần kinh ở hầu họng và đưa thức ăn xuống dạ dày.
Tình trạng khó nuốt có thể xảy ra ở các vị trí như khoang miệng, hầu họng, hay tại cơ nhẫn hầu (cuối cuống họng đầu thực quản).
2. Nguyên nhân mèo bị khó nuốt
Những yếu tố dẫn đến chứng khó nuốt ở mèo rất đa dạng. Trong đó, phải lưu ý với các yếu tố sau khi mèo có biểu hiện khó nuốt:
Mèo bị bệnh
Các bệnh đường tiêu hóa đều có ảnh hưởng ít nhiều đến phản xạ nuốt. Những căn bệnh khiến mèo khó nuốt như: viêm khoang miệng, đại thực bào tăng sinh, sưng hạch hầu họng, áp xe họng, phì đại bạch hầu,…
Mèo bị dị tật
Các loại dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch – dị dạng xảy ra ở vòm họng cũng khiến mèo bị khó nuốt. Một số trường hợp khác như viêm cơ nhai, thiếu dây thần kinh sọ hoặc dây sinh ba bị tác động khiến cho hoạt động nhai cản trở.
Tình trạng này rất hiếm gặp trên mèo. Tuy nhiên một khi mắc phải sẽ khiến phản xạ nuốt của mèo bị ngăn cản. Một số dị tật bẩm sinh có thể xử lý bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể can thiệp bằng biện pháp y học. Ta có thể hỗ trợ mèo ăn uống dễ dàng hơn bằng cách cho mèo ăn thức ăn lỏng.
Dị vật trong hầu họng
Di vật rơi vào cuống họng hoặc nằm ở bất cứ vị trí trên đường đi của thức ăn cũng sẽ ngăn cản đến hoạt động nuốt của mèo. Thường gặp nhất là tình trạng mèo bị hóc xương.
Rối loạn thần kinh
Các chứng rối loạn cơ bắp, đa nhiễm trùng, đa dây thần kinh,… Hoặc rối loạn khiến các dây thần kinh không nhận diện được tín hiệu từ cơ quan cảm giác. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động nuốt cơ thể mèo.
Chấn thương
Một số chấn thương như gãy xương hàm, dính lưỡi, chấn thương hay trầy xước khoang miệng đều gây hiện tượng khó nuốt. Ngoài ra, bạn cũng không được bỏ qua các vấn đề liên quan đến nước bọt như hạn chế tiết nước bọt.
Nguyên nhân khác
Đối với mèo bị dại, hay mèo bị các bệnh nguy hiểm như ung thư khoang miệng, hầu họng,… Những trường hợp này không những khiến mèo bị khó nuốt mà còn gặp phải những triệu chứng điển hình khác của bệnh. Vì vậy, sớm phát hiện các biểu hiện lạ ở mèo sẽ giúp bạn chăm sóc mèo tốt hơn.
3. Cách xử lý khi mèo bị khó nuốt
Khi thấy mèo có biểu hiện khó nuốt và tình trạng ngày càng chuyển hướng nặng, hãy nhanh chóng tìm nguyên nhân. Và cần nhanh chóng đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y nếu tình trạng này không chấm dứt. Có nhiều cách xử lý khi mèo bị khó nuốt. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà ta có những biện pháp xử lý sau:
Cho mèo ăn thức ăn lỏng
Nếu mèo vẫn còn có thể ăn uống, ta hãy cho mèo ăn thức ăn lỏng để giảm cảm giác đau. Bạn có thể cho mèo ăn cháo lỏng, và hạn chế cho mèo ăn thức ăn hạt. Nếu được chỉ định dùng thuốc, bạn có thể trộn thuốc vào thức ăn cho mèo. Để giúp mèo nuốt dễ hơn trong nhiều trường hợp, chủ nuôi có thể nâng đầu và cổ trong lúc mèo nuốt thức ăn.
Điều trị bằng thuốc
Trường hợp mèo mắc bệnh lý hay nhiễm khuẩn, bác sĩ thú y sẽ phải tìm hiểu kỹ hơn. Thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu để tìm ra kết luận chính xác nhất. Sau đó tùy từng bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị. Điều trị bằng thuốc sẽ được ưu tiên sử dụng hơn so với can thiệp bằng phẫu thuật.
Sử dụng hỗ trợ từ kỹ thuật y học
Trường hợp mèo gặp trắc trở về vấn đề nuốt hay mất năng lực nuốt. Ta cần giúp mèo đưa thức ăn vào cơ thể bằng những cách sau:
- Nếu mèo có vấn đề ăn uống bị cản trở, ta có thể cho mèo ăn từ phía sau cổ họng. Kỹ thuật này cần sự hỗ trợ ít nhiều từ bác sĩ thú y.
- Nếu mèo không ăn được dẫn đến sụt cân, bác sĩ thú y sẽ đặt ống thông dạ dày.
- Nếu là dị vật ở trong họng mèo thì cách nhanh nhất là tiến hành phẫu thuật gắp dị vật ra ngoài.
Trong suốt quá trình điều trị, chủ nuôi cần thực hiện đúng theo những chỉ định và yêu cầu của bác sĩ thú y. Đồng thời theo dõi cân nặng, diễn biến sức khỏe mèo. Nếu đặt ống thông dạ dày, cho mèo ăn nhiều lần với lượng thức ăn vừa phải, cho ăn bằng tay và để mèo ngồi thẳng. Cần chú ý để tránh khiến mèo bị sặc khi thức ăn đi vào phổi.
Hi vọng những chia sẻ của Petto về chứng mèo bị khó nuốt sẽ giúp ích cho các chủ nuôi. Nếu bạn cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được giúp đỡ nhiều hơn.