Dịch hạch là căn bệnh do vi khuẩn gây ra và có khả năng lây nhiễm nhanh chóng. Mèo bị dịch hạch luôn là nỗi lo của nhiều chủ nuôi. Bài viết dưới đây, Petto sẽ chia sẻ tất tần tật về bệnh dịch hạch ở mèo để mọi người bổ sung kiến thức.
Nội dung
1. Tác nhân khiến mèo bị dịch hạch là gì?
Nguyên nhân gây bệnh dịch hạch ở mèo
Mèo bị dịch hạch do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra và có khả năng xuất hiện trên toàn thế giới. Vi khuẩn có khả năng sống ký sinh trên cơ thể của chuột cống, sóc, chuột nhắt,… Và có thể lây truyền sang cho chó, mèo và cả con người.
Mèo nhiễm mầm bệnh khi cắn hay ăn phải vật chủ có mang vi khuẩn. Mèo tự nhiên thường có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch cao hơn do phải bắt chuột kiếm ăn. Một số loại bọ chét cũng có thể là vật môi giới khiến mèo bị dịch hạch nhưng tỷ lệ thấp hơn.
Cơ chế gây bệnh vi khuẩn Yersinia Pestis
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ nhanh chóng di chuyển đến vị các hạch bạch huyết. Tại đây, kích thích khiến cho quá trình sản xuất bạch cầu hoạt động mạnh mẽ và tạo ra nhiều tế bào hơn bình thường. Khi tế bào bạch cầu gia tăng nhanh về số lượng sẽ dẫn đến tình trạng sưng, rạn nứt da. Mèo bị dịch hạch sẽ sốt liên tục, hạch bạch huyết sưng trong thời gian dài sẽ gây đau. Bệnh gây nhiễm trùng và xuất huyết nặng. Nguy hiểm hơn nữa, đây là bệnh chung giữa người và động vật.
Tới thời điểm hiện tại, dịch hạch không còn được coi là căn bệnh thế kỷ. Sự ra đời của nhiều loại kháng sinh giúp cho con người kiểm soát dịch bệnh này tốt hơn nhiều những thế kỷ trước. Tuy nhiên, ở loài mèo nếu bệnh không sớm được phát hiện cũng sẽ gây ra những hậu quả xấu.
2. Triệu chứng bệnh dịch hạch ở mèo
Thời gian ủ bệnh từ 2 -7 ngày tính từ khi mèo có sự phơi nhiễm với vi khuẩn. Con vật có thể xuất hiện triệu chứng ở 3 thể lâm sàng như sau:
Thể hạch
Đây là trường hợp phổ biến nhất khi mèo bị dịch hạch. Vi khuẩn tấn công trực tiếp đến các hạch bạch huyết và gây ra những biểu hiện:
- Hạch bạch huyết viêm, sưng to, đau nhức.
- Mèo sốt cao thường xuyên, mất nước, mất sức.
- Con vật buồn bực, nôn ói, tiêu chảy và chán ăn, bỏ ăn.
- Hạch amidan bị sưng, mèo khó nhai, nuốt, khàn giọng.
- Áp xe hạch bạch huyết sau đó chảy mủ khiến tình trạng mèo ngày càng tồi tệ hơn.
- Mắt chảy nhiều ghèn, loét miệng, sụt cân nhanh.
- Một số trường hợp mèo bị hôn mê.
Thể phổi
Nếu vi khuẩn có sự tấn công đến phổi dẫn đến nhiễm trùng, mèo có thể đi kèm với những biểu hiện như:
- Sốt liên tục, mèo gần như kiệt quệ do cơ thể mất nước và chất điện giải.
- Mèo có thể bị ho, mũi chảy dịch.
- Con vật nằm nhiều, thở khò khè, nhanh, gấp.
- Đau tức vùng ngực.
Thể huyết
Thể huyết ít gặp ở mèo. Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ có các biểu hiện tương tự thể hạch và đi kèm nhiễm trùng huyết toàn thân.
3. Chẩn đoán và điều trị mèo bị dịch hạch
Chẩn đoán
Để chẩn đoán mèo bị dịch hạch, bác sĩ thú y sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Đồng thời, các xét nghiệm máu, nuôi cấy dịch hay xét nghiệm gan, thận có ý nghĩa khẳng định trong chẩn đoán.
Hạch bạch huyết bị sưng là dấu hiệu rõ ràng nhất. Kết hợp với sự gia tăng số lượng bạch cầu trong xét nghiệm máu giúp bác sĩ nhận diện vi khuẩn. Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành các kiểm tra toàn diện các khu vực. Chẳng như đầu, cổ, gan, thận và da, niêm mạc sẽ hỗ trợ bác sĩ thú y đánh giá được mức độ tác động của mầm bệnh tới các vị trí trong cơ thể mèo.
Điều trị
Từ những chẩn đoán xác định chính xác đưa ra, bác sĩ thú y sẽ lựa chọn cách chữa trị thích hợp cho mèo. Thông thường, một số loại thuốc được chỉ định để giúp mèo cải thiện triệu chứng và loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn.
Hơn nữa, các trường hợp mèo bị dịch hạch cần phải tiến hành cách ly điều trị để tránh lây nhiễm sang con vật khác.
Việc tiến hành điều trị mèo bị dịch hạch cần thực hiện nhanh chóng để hạn chế các biến chứng xấu và khả năng lây nhiễm. Các chủ nuôi cần theo dõi và cung cấp đầy đủ các thông tin khi mang mèo đi khám. Các vấn đề về lịch sử bệnh cũng như biểu hiện bất thường để bác sĩ thú y có kết luận chính xác về nguyên nhân gây tác động đến sức khoẻ mèo.