Áp xe ở mèo là một trong những bệnh lý phổ biến trên da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người quan niệm rằng áp xe sẽ không quá nguy hiểm đến sức khỏe mèo? Quan niệm này đúng hay sai? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Áp xe ở mèo có nguy hiểm không?
Da của mèo rất nhạy cảm và thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài. Sự viêm nhiễm của các mô bào khi da xuất hiện vết thương sẽ dẫn đến hình thành hình thành ổ áp xe ở mèo. Khối u nhọt sẽ nổi trên da, bên trong có chứa các xác chết tế bào, vi khuẩn sinh mủ, dịch viêm,… Ngoài ra, các chất cặn bã thải ra từ quá viêm, nhiễm trùng sẽ khiến áp xe nặng hơn.
Các loại vi khuẩn sinh mủ thường tồn tại trong các ổ áp xe như Staphylococcus, Streptococcus,… Chúng tiết độc tố và làm chết các mô bào gây viêm. Nếu tình trạng chuyển nặng, dịch viêm ứ động sẽ làm sưng phồng da. Các ổ áp xe có thể bị lông che khuất khiến người chủ khó thấy. Nếu không có sự can thiệp sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Phản ứng viêm cùng sản phẩm thải, chất độc vi khuẩn sẽ khiến mèo vô cùng khó chịu. Đồng thời, khi nhiễm trùng máu sẽ ra, tính mạng mèo sẽ bị đe dọa nếu không nhanh chóng xử lý. Chính vì vậy mà quan niệm áp xe ở mèo không nguy hiểm hoàn toàn sai lầm. Điều này đã gây nên những cái chết đáng tiếc cho mèo cưng chỉ vì sự thiếu hiểu biết của con người.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của mèo khi xuất hiện ổ áp xe
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên áp xe ở mèo. Thông thường khi cơ thế xuất hiện một vết thương từ một lý do nào đó sẽ dễ hình thành khối u nhọt sinh mủ. Những nguyên nhân phổ biến tạo ra vết thương và có nguy cơ mèo sẽ bị áp xe bao gồm:
- Mèo đực chưa thiến sẽ có thể đánh nhau để tranh giành bạn tình.
- Mèo bị thương khi giao phối.
- Lúc mèo chơi đùa, leo trèo vô tình tạo ra vết xước.
- Các vết cắn xé khi khi mèo giao tranh với con vật khác.
- Tiêm chích không đúng cách có thể gây ra áp xe ở mèo.
- Áp xe sau phẫu thuật là tình trạng rất hay gặp
Triệu chứng
Áp xe có thể xuất hiện ở các vị trí như đầu, cổ, bụng, thân, hai bên mông, khấu đuôi hoặc lưng. Khi sờ sẽ thấy nổi một khối u có đầu cứng. Trong trường hợp nhiễm trùng sinh mủ và chứa dịch viêm nhiều, khối u sẽ mềm ra. Những biểu hiện toàn thân phổ biến có thể gặp ở mèo bao gồm:
- Mèo thường xuyên liếm ở vùng da nổi áp xe, đau, khó chịu.
- Phản ứng viêm cùng độc tố khiến mèo mệt mỏi, bỏ ăn, lười vận động,
- Sốt nhẹ hay cao tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.
- Mèo kêu nhiều, thường nằm một chỗ.
- Nếu áp xe xuất hiện ở đùi hay chân, mèo sẽ đi loạng chạng, thậm chí không thể di chuyển được.
- Lông rụng nhiều ở khu vực bị áp xe, tạo thành mảng.
- Nếu nhiễm trùng máu, mèo sẽ có thể hôn mê, thở gấp và suy nhược chức năng của nhiều cơ quan nội tạng, hệ thần kinh.
3. Làm gì khi mèo bị áp xe?
Áp xe ở mèo có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu có biện pháp can thiệp sớm, đúng cách. Các phương pháp điều trị áp xe mèo được áp dụng tại các phòng khám thú y hiện nay bao gồm:
- Nếu là ổ áp xe cứng, có thể sử dụng trứng gà nóng hay khăn ấm để giúp khối u mèo ra.
- Dẫn dịch viêm ra khỏi áp xe thông qua thủ thuật mổ, hút dịch.
- Dùng tay tạo áp lực đẩy toàn bộ những chất chứa trong ổ áp xe ra ngoài.
- Loại bỏ các tổ chức, tế bào bị hoại tử.
- Dùng kháng sinh sau khi thực hiện dẫn lưu dịch.
- Trường hợp mèo sốt quá cao, chất độc ngấm vào máu, nhiễm trùng huyết, truyền dịch và chất điện giải để cải thiện tình trạng.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ thú y sẽ có biện pháp xử lý để loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe mèo. Đặc biệt, thủ thuật dẫn lưu dịch và điều trị áp xe ở mèo phải được thực hiện bởi người có chuyên môn. Bạn tuyệt đối không được tự ý can thiệp vì có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Đừng vì sự chủ quan của chính mình mà làm hại đến sức khỏe mèo, bạn nhé!