Mèo Bị Sa Hậu Môn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Phương Pháp Chẩn Đoán

Nguyên nhân cụ thể khiến mèo bị sa hậu môn vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các  bác sĩ thú y có thể ngăn ngừa được tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó mà các chủ nuôi cần sớm phát hiện mèo bị lòi hậu môn để điều trị kịp thời. Cùng Petto tìm hiểu về chứng bệnh sa hậu môn ở mèo qua bài viết sau:

Nội dung

1. Mèo bị sa hậu môn là gì? 

Các thuật ngữ như mèo bị sa hậu môn, rò hậu môn dùng để chỉ tình trạng lớp niêm mạc hậu môn bị nhô ra ngoài. Tình trạng thường xảy ra khi mèo bị tăng nhu động ruột đột ngột trong vài phút rồi trở lại bình thường. Nhiều người thường lầm tưởng sa hậu môn với sa trực tràng.

Tuy nhiên, sa trực tràng là tình trạng các lớp niêm mạc màu đỏ phía trong trực tràng bị lòi ra ngoài lỗ hậu môn. Tức là phần hậu môn của mèo vẫn ở vị trí cũ, nhưng phần trực tràng bị lộn ra bên ngoài hậu môn. Xét về mức độ nguy hiểm, mèo bị sa hậu môn hay sa trực tràng đều cần được sớm điều trị.

nguyên nhân mèo lòi hậu môn
Sa hậu môn ở mèo là gì?

2. Tại sao mèo bị sa hậu môn?

Các yếu tố bao gồm giun, sán dây, ký sinh trùng là nguyên nhân phổ biến. Các tác nhân truyền nhiễm sẽ gây nên những kích thích khu vực xung quanh hậu môn. Sự xuất hiện của chúng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn. Cảm giác kích thích khiến các cơ co bóp mạnh hơn bình thường. Để loại bỏ tình trạng này, các bác sĩ thú y sẽ ưu tiên điều trị triệu chứng để giảm đau đớn cho mèo cưng. Tiếp đến mới dùng các biện pháp trị liệu ngoại khoa để đưa hậu môn về vị trí cũ.

2. Triệu chứng 

Ngoài biểu hiện điển hình của sa hậu môn ở mèo là lớp hậu môn bị lòi ra ngoài. Mèo nhà bạn khi bị bệnh còn có những biểu hiện đi kèm như sau: 

  • Mèo sẽ thấy khó chịu ở phần sau hậu môn. Bé thường gặp vấn đề khi đi vệ sinh. Mèo khó đưa được các chất thải trong cơ thể ra ngoài tại lỗ hậu môn. 
  • Giai đoạn đầu, có thể nhìn thấy phần hậu môn bị lòi ra khi mèo đi vệ sinh. Lâu dần, mèo bị sa hẳn hậu môn ra ngoài.
  • Khi tình trạng nặng hơn, phần lòi ra ngoài không thể thụt vào nữa. Nếu để lâu ngày sẽ có dấu hiệu sưng, đỏ và gây đau đớn. 
  • Tình trạng viêm nếu để lâu ngày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Phần hậu môn lòi ra lâu sẽ bị rỉ máu, chảy dịch. Hoặc tệ hơn là hoạt tử, đe dọa trực tiếp đến tính mạng mèo. 
  • Khi thấy đau, mèo sẽ thường xuyên kêu la, nhất là khi đi vệ sinh. Mèo thường hay quay đầu về phía hậu môn để liếm. Các chất thải của phản ứng viêm, nhiễm trùng có thể khiến mèo bị sốt, mệt mỏi, bỏ ăn. Mèo không cho chủ động chạm phần sau gần hậu môn. 
mèo đau đớn vì sa hậu môn
Mèo thường kêu gào đau đớn vì sa hậu môn

3. Phương pháp chẩn đoán 

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng, tuy nhiên, bác sĩ thú y sẽ điều tra những yếu tố gây kích ứng hậu môn và điều trị triệu chứng trước tiên. Đồng thời, để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác nhất về mức độ nặng, nhẹ khi mèo bị sa hậu môn, bác sĩ thú y sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán chuyên biệt như: 

Kiểm tra triệu chứng

Bên cạnh kiểm tra những biến đổi ở phần hậu môn bị đưa ra ngoài, bác sĩ thú y cũng đánh giá tổng quát về tình trạng sức khỏe thông qua các các yếu tố: 

  • Biểu hiện khi mèo được mang đến phòng khám tươi tỉnh hay ủ rũ. 
  • Kiểm tra tổng quát các bộ phận, da, niêm mạc, thân nhiệt,… 
  • Hỏi chủ nuôi về những biểu hiện đi kèm bất thường, thời gian phát hiện mèo bị sa hậu môn. 
  • Đôi khi còn hỏi chủ vật nuôi về mức độ linh hoạt của mèo. Những chú mèo năng động, thường xuyên leo trèo, chạy nhảy có thể dẫn đến chấn thương hoặc nhu động ruột tăng cường quá mức,…
Mèo sa hậu môn như thế nào
Phần hậu môn bị lòi ra ngoài

Chẩn đoán phi lâm sàng 

Sau khi đã kiểm tra lâm sàng bên ngoài, bác sĩ thú y sẽ có các định hướng và đưa ra phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn. 

  • Các xét nghiệm máu, nước tiểu,… có thể kiểm tra được sự bất thường đang diễn ra. Ví dụ như viêm, nhiễm trùng,… thông qua sự thay đổi ở tế bào bạch cầu. 
  • Xét nghiệm phân có thể cho biết được sự hiện diện của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh. 
  • Kỹ thuật chụp X – quang hay siêu âm vùng bụng giúp đánh giá được một số bộ phận như bất thường ở tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, sỏi thận, sự xuất hiện của sinh vật lạ, di vật,…

Tình trạng mèo bị sa hậu môn cần phải được nhanh chóng điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe mèo. Hơn nữa, mèo cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng sa hậu môn tái phát. Mọi thông tin về sức khỏe mèo, hãy nhờ bác sĩ thú y tư vấn để an tâm hơn trong khi thú cưng mắc bệnh.

Để lại một bình luận

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay