Không chỉ con người mà mèo cưng cũng bị cao huyết áp. Vậy biểu hiện tăng huyết áp ở mèo nói lên điều gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện nay ra sao? Cùng Petto tìm hiểu chứng bệnh này ở mèo nhé!
Nội dung
1. Mèo bị cao huyết áp là dấu hiệu của bệnh gì?
Chứng cao huyết áp hay tăng huyết áp ở mèo là tình trạng áp lực máu trong động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Tăng huyết áp có thể là do nhiều bệnh nguyên phát hay thứ phát gây ra. Những nguyên nhân cùng một số căn bệnh liên quan khi mèo bị cao huyết áp bao gồm:
Trường hợp cao huyết áp nguyên phát
Có khoảng 20% cao huyết áp là nguyên phát nhưng chưa xác định được lý do gây bệnh. Yếu tố di truyền có thể là một trong số những yếu tố góp phần dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Trường hợp cao huyết áp thứ phát
80% số ca cao huyết áp ở mèo hiện nay là kế phát từ bệnh lý. Những trường hợp mà bạn cần quan tâm bao gồm:
- Có khoảng 65% trường hợp mèo bị suy thận mạn có biểu hiện cao huyết áp.
- 87% ca bệnh mèo cường tuyến giáp kế phát cao huyết áp mức độ nhẹ.
- Các trường hợp tuổi của mèo càng cao thì nguy cơ bị huyết áp cao càng lớn. Đặc biệt là với những mèo từ 4 – 20 năm tuổi.
- Mặc dù bệnh tiểu đường rất hiếm khi gặp trên mèo nhưng khi mắc cũng có thể dẫn đến cao huyết áp.
Ngoài ra, bạn cần cân nhắc khi mèo mắc các bệnh về tim mạch, máu, hệ thần kinh, suy giảm miễn dịch hoặc rối loạn hormon, nội tiết tố,… Bởi đôi khi cũng có thể dẫn đến tình trạng mèo bị cao huyết áp.
2. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán tình trạng mèo bị cao huyết áp được thực hiện giống như con người. Ta có thể đo huyết áp mèo bằng máy cơ hay máy đo huyết áp tự động. Thực chất đo huyết áp mèo không khó. Bạn có thể tự đo huyết áp cho mèo ở nhà. Tuy nhiên với máy đo huyết áp bằng tay (máy cơ) sẽ hơi khó sử dụng nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm. Chỉ số huyết áp của mèo bị cao huyết áp sẽ thể hiện chính xác mức độ bệnh của bé:
- Khi số đo của mèo từ 150/99 – 159/95 thì mèo chưa nguy hiểm đến mức phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên cần theo dõi thường xuyên, có thể tiến hành đo lại sau 1 tuần.
- Trường hợp từ 160/119 – 179/100, có thể sử dụng thuốc hạ huyết áp để ngăn ngừa các tổn thương.
- Trên 179/100 thì cần điều trị ngay lập tức, tránh tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng mèo.
Bên cạnh đó, mèo còn có một số biểu hiện bất thường khác. Chẳng hạn mèo bị mất phương hướng, quay tròn, co giật, đồng tử mở rộng. Thông qua dấu hiệu cơ thể để hiểu mèo có bệnh hay không. Một số trường hợp nặng có thể bị mù, bong võng mạc, xuất huyết mắc, tiểu ra máu,… Mèo sút cân bất thường. Bác sĩ có thể kết hợp cả đo huyết áp và quan sát biểu hiện đi kèm để đưa ra kết luận.
Điều trị
Sau khi đã có kết quả chính xác về bệnh cao huyết áp, bác sĩ thú y sẽ tiến hành điều trị bằng nhiều cách như sau:
- Thông thường, việc khắc phục nguyên nhân gây bệnh sẽ được tiến hành trước tiên.
- Tình trạng cao huyết áp cấp tính sẽ tùy thuộc vào số đo huyết áp và tác nhân mà đưa ra biện pháp can thiệp.
- Trong trường hợp mèo bị cao huyết áp mạn tính, việc sử dụng thuốc nhằm làm ổn định có thể kéo dài vô thời thời hạn.
- Nếu cao huyết áp là do bệnh lý kế phát, bác sĩ thú y sẽ ưu tiên hơn về phương pháp điều trị bệnh nền. Vì khi bệnh ổn định, huyết áp cũng theo đó trở về mức bình thường. Chỉ khi huyết áp mèo tăng quá cao gây nguy hiểm thì sử dụng thuốc hạ để tránh tổn thương nội tạng và hệ thần kinh.
- Mèo sẽ được chăm sóc với chế độ ăn giảm Na trong thành phần.
Bên cạnh các phương pháp điều trị nói trên thì chủ vật nuôi còn phải thường xuyên đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe. Điều này sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm và an toàn hơn khi chăm sóc mèo. Những trường hợp mèo bị cao huyết áp luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đáng sợ. Vì vậy, nếu là chủ nuôi tốt, bạn cần phải quan tâm mèo nhiều hơn.