Chăm sóc chó bị ốm tại nhà không phải ai cũng biết

Chăm sóc chó bị ốm tại nhà không phải ai cũng biết, đặc biệt đối với các bạn mới sở hữu cho mình một pet cưng. Bạn luôn phải suy nghĩ không biết cách chăm sóc của bạn có đúng không, có phù hợp với chú chó và căn bệnh của nó không. Theo dõi bài viết này của Petto, để giúp bạn có thêm nhiều kĩ năng chăm sóc pet cưng nhiều hơn nhé!

Nội dung

Các dấu hiệu khi chó bị ốm 

Chắc hẳn bất cứ ai đã từng có một người bạn nhiều lông này đều có thể nhận ra rằng ngôn ngữ cơ thể của chúng đều chứa đựng những ý nghĩa nhất định. Theo bản năng, chó sẽ không biểu hiện ra những dấu hiệu cụ thể để chúng ta thấy rằng có điều gì đó không ổn trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng nếu để ý kỹ một chút, bạn có thể nhận ra một số thay đổi nhỏ trong tính cách và hành động của chúng. Nếu bạn nhận ra những dấu hiệu này càng sớm, thì nó chính là chìa khóa giúp chú chó của bạn phục hồi càng nhanh. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu “lạ” mà bạn có thể nhận biết ở chú chó của mình khi chúng bị ốm. Những dấu hiệu này đã được những nhà khoa học quan sát, nghiên cứu và chứng minh. 

Dấu hiệu khi chó bị ốm
Dấu hiệu khi chó bị ốm

Khô và chảy nước mũi, thỉnh thoảng hắt hơi hoặc chảy nước mắt

Một chú chó khỏe mạnh phải có mũi ẩm ướt, ít mồ hôi và hơi mát khi chạm vào. Trái lại, những chú chó bị bệnh thì khác, mũi chúng sẽ thường khô và nứt nẻ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nước mũi của chó sẽ trong hơn bình thường hoặc nhớt trong khoang mũi. Chúng hắt hơi và chảy nước mắt nhưng không liên tục và bị ngắt quãng. Đó là giai đoạn ban đầu của hầu hết các dấu hiệu của chó bị ốm. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chó bị nôn nhiều hơn 2 lần trong vòng 12 giờ

Việc chó thường xuyên bị nôn trớ về cơ bản là bình thường, do chó khá bất cẩn khi ăn. Nếu ăn quá hoặc quá nhanh thì chó cũng sẽ bị nôn thức ăn ra, nhưng đôi khi đói  chó cũng sẽ bị nôn trớ. Đối với trường hợp hai lần nôn mửa trong vòng 12 tiếng, người chăm sóc cần chú ý quan sát xem chất nôn của chó có gì bất thường như có mùi hôi, màu sắc có gì khác thường không, có chất nhầy,… Những điều đó đều cho thấy dạ dày của chó đang bị viêm hoặc mắc các bệnh liên quan khác. Trong trường hợp đó, hãy để ý chó của bạn hơn trong vòng 12 giờ tiếp theo. 

Chó uống nước và đi tiểu nhiều lần

Dấu hiệu này thường chủ yếu xảy ra ở những chú chó chó lớn tuổi. Và chó cái thường hay có dấu hiệu này rõ hơn chó đực. Các triệu chứng có thể xuất hiện vào phần sau của thời kỳ động dục. Bắt đầu dấu hiệu này là việc chú chó nhà bạn sẽ uống nhiều nước hơn và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Bạn có thể nhận ra dấu hiệu này bằng việc nước trong bình chứa nước của chú chó nhà bạn nhanh chóng được nó uống hết và sau đó chú chó sẽ lao ra ngoài để tìm chỗ đi tiểu. Hoặc thậm chí chó không thể nhịn được và đi tiểu ngay ở trong nhà nhà. Đây có lẽ là dấu hiệu dễ nhận ra nhất khi chó bị ốm.

Chó bị đau khi chạm vào cơ thể hoặc tức giận khi chủ chạm vào

Cảm giác đau trên cơ thể của chó không rõ ràng. Bạn chỉ có thể dựa vào sự quan sát và phát hiện của chính mình. Khi bạn chạm vào chó, nó hành xử khác với trước đây. Nó muốn che giấu hoặc thậm chí ngăn cản bạn chạm vào một vị trí nào đó trên cơ thể của nó. Trong trường hợp này, bạn phải cẩn thận, vì chú chó có thể cắn bạn vì của cơn đau. Hãy thật chậm rãi và nhẹ nhàng chạm vào cơ thể của chó. Trong lúc vuốt ve nó, bạn có thể tìm tới chỗ đau và hãy quan sát kỹ các triệu chứng của chó.

Chó tức giận khi bị chạm vào cơ thể
Chó tức giận khi bị chạm vào cơ thể

Tiết dịch bất thường ở mắt

Thông thường thì một chú chó khỏe mạnh sẽ có một đôi mắt rất trong, sáng và sạch. Nếu bạn để ý kĩ, khi chúng ngủ dậy thì khóe mắt sẽ có màu hơi vàng, hơi ướt, cử động linh hoạt. Tuy nhiên, trong thời gian mắc bệnh, chó có thể bị chảy nhiều dịch mủ hoặc tiết ra nước màu nâu quanh mắt rồi cô đặc lại. Một số trường hợp thì có biểu hiện mí mắt sưng tấy, kết mạc bị sung huyết.

>>>>Xem Thêm: Các Mẫu Nhà Cho Chó Hot Nhất 2022

PH002
PH001
DH010
DH002
DH003
DH009

Nhiệt độ cơ thể tăng lên

Bình thường thì nhiệt độ cơ thể của con người chúng ta là 37 độ C. Tuy nhiên thì nhiệt độ cơ thể bình thường ở loài chó sẽ là 38,5 – 39,2 độ C, hơn con người từ 1 – 2 độ. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn cho một số người chưa có kinh nghiệm nuôi chó. Họ sẽ nghĩ ngay rằng cơ thể chó nóng hơn chúng ta thì tức là chó đã mắc bệnh. Nhưng nói chung, mức dao động nhiệt độ cho phép ở cơ thể của chó sẽ trong khoảng 38 – 39,5 độ C. Và khi đo nhiệt độ cho chó, bạn không nên dùng nhiệt kế điện tử. Tuy tiện cách này tiện lợi nhưng sai số đối với chó là tương đối lớn. Thay và đó, khi đo nhiệt độ cơ thể của chó, bạn có thể sử dụng loại nhiệt kế mà con người hay sử dụng. Hãy đợi 3 phút khi đo và khử trùng nhiệt kế bạn vừa đo nếu có ý định tiếp tục dùng cho người. Nếu nhiệt độ vượt quá 39,5 độ C thì rất có thể chú chó nhà bạn đã mắc bệnh.

Nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên
Nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên

Chán ăn, hoặc chán ăn uể oải

Chó con ăn phải chất bẩn, quá nhiều chất béo hoặc các thức ăn lạ mà chúng chưa từng ăn trước đây sẽ gây ra các chứng khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Qua đó dẫn đến việc chó sẽ rất uể oải khi ăn hay thậm chí là bỏ ăn hoặc nôn mửa. Nếu chó nhà bạn có các tình trạng chán ăn như đã nêu ở trên tức thì là nó đã phát tín hiệu rằng “Tôi bị ốm”. Lúc này bạn hãy chú ý, theo dõi cẩn thận để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

>>>>XEM THÊM: Các Loại Vitamin Cho Chó Cần Thiết Nhất – Petto

Chó đột nhiên không hoạt động

Thông thường thì chó là một loài rất năng động. Chúng luôn hăng hái, chạy nhảy vui chơi quanh sân vườn hay trong nhà. Tuy nhiên, có một lúc nào đó bạn sẽ thấy chú chó nhà mình không còn năng động như mọi ngày. Thay vào đó nó lại nằm im một chỗ, không chịu cử động hay làm bất cứ một hành động nào khi bạn gọi hay nô đùa với chúng. Đây cũng là một dấu hiệu khá dễ nhận ra khi chó bị ốm.

Nguyên nhân làm chó bị ốm

Môi trường sống thay đổi đột ngột

Việc thay đổi môi trường sống của chó đột ngột như việc bạn chuyển chó đến một chỗ ở mới, ép chúng phải thích nghi với một người bạn mới hay hoàn cảnh mới, cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chó bị ốm vì bị hoản loạn tinh thần.

Trong việc cho chó ăn và uống

Thức ăn và nước uống là hai thứ mà chó nạp vào cơ mỗi ngày. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chó, có thể dẫn đến các bệnh về tiêu hóa hoặc liên quan đến tiêu hóa.

Thức ăn và nguồn nước bị nhiễm bẩn, vi khuẩn có hại, nấm mốc có thể làm chó nhà bạn mắc một số bệnh như tiêu chảy, đau bụng, hay nặng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột. Bạn cần phải chú ý khi cho chó ăn và uống. Vì đây là con đường lớn có để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. 

Cẩn trọng trong việc cho chó ăn uống
Cẩn trọng trong việc cho chó ăn uống

Ăn không đủ chất và uống thiếu nước cũng làm cho chó bị suy nhược cơ thể, thiếu các chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Đó cũng là cơ hội cho các vi khuẩn có hại làm chó bị bệnh.

Thay đổi thức ăn nước uống khác một cách đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó bị ốm. Chúng có thể không thể thích nghi và hấp thụ kịp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Tâm lý của chó bị ảnh hưởng

Đây là một trong những nguyên nhân mà ta khó nhận thấy nhất. Việc bạn thiếu yêu thương chó, đánh đập hoặc những hành động tác động đến tâm lý là nguyên nhân dẫn đến chó bị ốm.

Tiếp xúc gần động vật bị bệnh

Các chú chó khác trong nhà bạn hay nhà hàng xóm hoặc các động vật khác bị bệnh cũng có thể lây cho chú chó nhà bạn khi chúng tiếp xúc gần, làm cho chú chó nhà bạn bị nhiễm bệnh theo, qua các con đường như ăn chung, uống chung hay dịch tiết.

Chỗ ở chuồng trại

Chỗ nằm hay ngủ của chó nếu thiếu sáng, ngột ngạt, quá kín hay quá hở cũng tác động trực tiếp đến sức khỏe của chó. Cơ thể của chó cũng giống một phần của con người. Chúng cần đầy đủ gió, ánh sáng, thoáng mát. Có như vậy mới có thể dễ dàng kháng lại các vi khuẩn có hại lây bệnh.

Hoạt động hoặc huấn luyện quá mức

Các chú chó thường có thói quen chạy nhảy hoạt động vui chơi. Nhưng nếu quá mức cũng là một nguyên nhân để chúng bị bệnh. Cơ thể của chúng sẽ bị suy nhược mà không kịp hồi phục.

Đối với các chú chó được huấn luyện, việc bạn ép chúng tập luyện quá mức, hay tập những động tác khó một cách đột ngột, chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến các bệnh về sức khỏe và tâm lý. 

Các tác nhân khác

Ngoài ra các bệnh về di truyền từ thế hệ trước, hay thể chất của các chú chó dễ bị bệnh sức đề kháng yếu cũng tác động trực tiếp đến sức khỏe. Những biến đổi về khí hậu giao mùa cũng là thời điểm mà chó dễ nhiễm bệnh. 

Một số trường hợp cần đưa ngay đến bệnh viện thú ý

  • Hôn mê 
  • Gãy xương
  • Co giật liên tục 
  • Chảy máu nhiều 
  • Vết thương hở lớn
  • Nôn mửa và tiêu chảy liên tục, hay nôn ra máu
  • Ăn phải chất độc 
  • Triệu chứng bệnh lạ
  • Triệu chứng bệnh lặp đi, lặp lại mãi không khỏi
  • Các khối u hoặc mun sưng to bất thường nổi lên
  • Thời gian điều trị tại nhà quá lâu nhưng chưa khỏi

Phương pháp chăm sóc chó bị ốm tại nhà

Nếu chú chó của bạn không mắc phải các tình huống nguy kịch, những triệu chứng phổ biến có thể tự điều trị tại nhà. Sau đây, Petto sẽ mách bạn một số phương pháp để chăm sóc một chú chó bị ốm ngay tại nhà.

Chế độ ăn uống khi chó bị ốm

Ngưng cho ăn nếu thấy biểu hiện nôn mửa hoặc tiêu chảy: chú chó đang khỏe mạnh bình thường, đột nhiên có các triệu chứng như nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bạn không nên cho chó tiếp tục ăn, như vậy nó sẽ nôn mửa nhiều hơn trước. Bạn nên ngừng cho chó ăn từ 6 – 8 giờ sau lần nôn trớ cuối cùng của chúng. Sau khi giai đoạn này kết thúc, hãy dần dần cho ăn lại những bữa ăn nhỏ.

Thực hiện việc ăn chín uống sôi: nấu chín thức ăn và cho chó uống nước sôi để nguội. Điều này sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của chó, tránh được một số bệnh về đường ruột. Không những vậy, thức ăn ấm nóng sẽ trở nên thơm hơn và kích thích vị giác của chó. Khẩu phần ăn còn thừa nên đổ đi, tránh tình trạng sử dụng lại.

Cho chó ăn chín uống sôi
Cho chó ăn chín uống sôi

Đảm bảo chó của bạn được uống nước đầy đủ: Khi chó bị ốm, cơ thể rất dễ mất nước. Vì vậy bạn phải bổ sung đủ nước cho chó.

Cho chó ăn thức ăn nhạt trong 1 – 2 ngày: sau khi sức khỏe của chó dần ổn định, bạn hãy cho nó ăn lại các bữa ăn nhỏ, nhạt (1 – 3 muỗng canh) trong 1 – 2 ngày. Tuy là thức ăn nhạt nhưng cũng phải đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ. Phương pháp cho chó ăn nhạt gồm 2 phần tinh bột và 1 phần đạm để dạ dày của chó dễ tiêu hóa.

  • Nguồn đạm thường được sử dụng bao gồm pho mát, thịt gà (không da và mỡ) xé nhỏ,…
  • Phần tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.
  • Trứng nấu chín cũng rất thích hợp.
  • Nên tránh chất béo, sữa và thịt sống.
  • Tăng tỷ lệ khẩu phần ăn với mỗi bữa ăn tiếp theo.

Không để chó gặm đồ chơi, gặm xương vì có thể gây nhiễm vi khuẩn trong đường ruột. Tránh xa các loại thực phẩm có hại khác như: Sô cô la, quả bơ, các đồ uống có cồn,…

>> Xem thêm: Các loại thức ăn cho chó dinh dưỡng chất lượng và an toàn. 

Chế độ vệ sinh khi chó bị ốm 

Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cho chó khi bị ốm. Vi khuẩn chính là mấu chốt khiến tình trạng bệnh của vật nuôi thêm nghiêm trọng. Vì vậy các bạn phải thật cẩn thật và quan tâm đến vấn đề này.

Hạn chế cho chó tắm và tiếp xúc nhiều với nước khi chúng đang bị cảm sốt và chưa khỏe hoàn toàn. Cần thiết hãy dùng khăn ấm lau người cho chó. Sau đó dùng máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất để sấy khô. Chú ý làm sạch ở phần mắt, tai , mũi, miệng, hậu môn, lông và da.

Vệ sinh chỗ ở sạch sẽ thoáng mát, giặt giũ, thay chăn, đệm mỗi ngày. Cần dọn dẹp nhanh chóng và sạch sẽ khi chó nôn ói và đi vệ sinh.

Khay đựng thức ăn phải sạch sẽ, tránh để bám đất đá, bụi bẩn. 

Chế độ sinh hoạt khi chó bị ốm

Hạn chế tập luyện và chạy nhảy: hãy để chó của bạn được nghỉ ngơi thật nhiều để hồi phục sức khỏe. Có thể dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nhiều. Vận động mạnh sẽ khiến chúng mất sức và đau chân.

Tạo một nơi ở thật thoải mái: cho chó nằm ổ kèm theo chăn đắp, đặt gần vị trí của bạn để có thể dễ dàng theo dõi chúng.

Giữ không gian yên tĩnh: bất kì con người hay động vật thì cũng sẽ rất ghét tiếng ồn khi bị ốm. Vì vậy, hãy cho chó của bạn được nghỉ ngơi ở khu vực yên tĩnh, thoáng đãng. Hạn chế tiếng động và ánh đèn. Ngoài ra, đừng quên dặn mọi người trong gia đình, khách đến chơi, đặc biệt là trẻ con đừng chạm vào chúng hoặc nơi ở của chúng vào lúc này.

Quan tâm thể hiện tình cảm với chó
Quan tâm thể hiện tình cảm với chó

Quan tâm, thể hiện tình cảm: những chú chó khi bị bệnh thường rất nhạy cảm. Vì thế, bạn cần quan tâm đến chúng nhiều hơn. Thường xuyên vuốt ve trò chuyện, động viên, tâm sự một cách nhẹ nhàng. Chú chó của bạn sẽ cảm nhận được sự quan tâm gần gũi của chủ và mong chóng phục hồi.

Cách ly với các thú cưng khỏe mạnh: điều này sẽ ngăn lây truyền bệnh,  đồng thời giúp chó có không gian nghỉ ngơi.

Chế độ thuốc men khi chó bị ốm

Cho chó uống thuốc đúng cách, đúng giờ và đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc cho chó uống thuốc là điều khá khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, mềm mỏng. Không nên ép buộc chó uống thuốc khi chúng cố gắng kháng cự.

Nếu chó không thể tự uống, bạn có thể trộn thuốc vào thức ăn hoặc dùng cách bơm thuốc bằng ống xi lanh. Hoặc nghiền nát thuốc ra để dễ dàng đưa vào cơ thể chúng. 

Theo dõi sát sao triệu chứng của chó

Trong quá trình chăm sóc chó bị ốm tại nhà, bạn cần phải theo dõi chặt chẽ các thông tin sau:

  • Lượng thức ăn, nước uống
  • Nhiệt độ cơ thể
  • Nhịp tim/ mạch đập
  • Tần suất đi vệ sinh
  • Tình trạng phân, nước tiểu
  • Những thay đổi về tâm sinh lý.

Bất kỳ một dấu hiệu nào trở nên khác thường, trở nặng hãy nhanh chóng đưa chúng đến bệnh viện/phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng thêm và hậu quả biến chứng xảy ra.

Theo dõi chó sau khi ốm

Cho ăn uống điều độ

Lên kế hoạch thực hiện việc ăn chín uống sôi sau khi chăm sóc chó bị ốm, cần phải nấu chín thức ăn và cho chó uống nước được đun sôi để nguội, khay đồ ăn phải sạch khi bỏ thức ăn và nước uống vào, tránh ném ra đất hay cho chúng ăn đồ ăn hôi thiêu như vậy sẽ làm tình trạng ốm quay trở lại và có thể nặng thêm, nên cho ăn những đồ ăn nhẹ dễ tiêu như cháo giúp cho hệ tiêu hóa và cơ thể của chúng có thể hấp thụ được một cách tối ưu nhất.

Dắt chó đi dạo thường xuyên

Thật ra, những gì chúng cần khi vừa khỏi ốm là thời gian của bạn, là sự hiện diện, quan tâm và chăm sóc của bạn. Sau khi chăm sóc chó bị ốm, bạn không nên để chúng ở lâu trong sân nhà, hay một không gian quen quá thuộc. Chúng sẽ trở nên buồn chán, trầm cảm, thường xuyên rên ầm ĩ khi thấy những con chó hàng xóm khác, trở nên hung hăng, dữ dằn hơn với người lạ và khi tâm lý của chúng bị ảnh hưởng xấu đi sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng ốm quay trở lại. 

Dắt chó đi dạo thường xuyên
Dắt chó đi dạo thường xuyên

Tuy nhiên, cần nên xem xét tới thời tiết trước khi dắt chó đi dạo. Sức chịu đựng nhiệt độ của chúng nhìn chung là kém và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại lông dày mỏng, trọng lượng cơ thể và giống loài, bạn không nên đưa chúng ra ngoài vào lúc trời quá lạnh hoặc quá nóng mà không mặc thêm áo.

>> Xem thêm: Những mẫu quần áo đẹp và dây dắt thú cưng tiện lợi.

Thường xuyên kiểm soát nước tiểu và phân của chó

Quan sát lượng phân và nước tiểu sau khi chăm sóc chó bị ốm. Nếu bạn hay để chó tự đi vệ sinh ở bên ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dẫn nó đi theo để bạn có thể dễ dàng quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng từ đó đưa ra cách điều trị kịp thời.

Tuyệt đối đừng phạt chó của bạn nếu nó chẳng may đi vệ sinh hay nôn mửa trong nhà. Bởi vì chúng không kiểm soát được việc này khi đang bị ốm và sẽ sợ hãi lẩn tránh bạn nếu bị phạt.

Những cách phòng tránh chó bị ốm

Đừng cho chó ăn giống của người

Những thức ăn an toàn cho con người tưởng chừng sẽ tốt cho chó nhưng thật ra nó cũng chứa rất nhiều mối nguy hiểm và có thể gây bệnh thậm chí là tử vong đối với chó. Đặc biệt cần tránh những thực phẩm có chứa nhiều chất xylitol gây nguy hiểm cho chó. Chất này có nhiều trong thực phẩm không có đường và sản phẩm dùng để vệ sinh răng miệng.

Những thực phẩm có hại khác là tỏi, nho khô, bánh mì, quả bơ, đồ uống có cồn và những thức ăn khác.

Đừng tự ý cho chó uống thuốc của người

Tuyệt đối không sử dụng thuốc của người để điều trị cho chó trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Đặc biệt là cần tránh những loại thuốc giảm đau hay trầm cảm, chỉ cần sử dụng một liều nhỏ thôi cũng có thể gây độc hại đối với chó và khiến chúng ốm, thậm chí là tử vong.

Loại bỏ những chất độc hại ra khỏi nhà, nơi để xe và sân nhà

Thường xuyên theo dõi chó khi chúng ra ngoài. Để những chất độc hại xa tầm với của chó. Những chất này bao gồm như thuốc chống đông, thuốc kê đơn, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc diệt côn trùng và những thứ tương tự. Những chất này khá độc hại và gây tử vong ở chó.

Thường xuyên chăm sóc nha khoa cho chó

Nhiều giống chó khi không chăm sóc nha khoa rất dễ bị bệnh nướu răng. Nhiễm trùng do tình trạng này dẫn đến rụng răng sớm và thường có thể gây nhiễm trùng ở các cơ quan chính, bao gồm cả van tim. Điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống của chó, đặc biệt là sau khi vừa chăm sóc chó bị ốm, cơ thể vẫn còn yếu nên đòi hỏi phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chúng thường xuyên.

Chăm sóc nha khoa cho chó thường xuyên
Chăm sóc nha khoa cho chó thường xuyên

Hy vọng những chia sẽ của Petto về Chăm sóc chó bị ốm tại nhà không phải ai cũng biết thú cưng sẽ giúp các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức cho riêng mình. Nhớ follow Petto để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay