Bảo Vệ Mèo Cưng Và Người Thân Khỏi Bệnh Gấu Mèo

Bệnh gấu mèo là bệnh truyền lây giữa người và động vật (Zoonotic). Bệnh có khả năng gây nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tiêu hóa. Điều nguy hiểm là nó không chỉ tác động trên mèo mà ở cả con người. Là người nuôi mèo, bạn cần có hiểu biết về căn bệnh này.

Nội dung

1. Nguồn gốc của bệnh gấu mèo ở mèo 

Bệnh có tên là bệnh gấu mèo bởi căn nguyên nguồn bệnh xuất phát từ gấu mèo. Một loài động vật hoang dã, có nhiều ở Bắc Mỹ. Thực chất đây là một bệnh ký sinh trùng do một loại giun tròn Baylisascariasis Procyonis gây ra. Trên cơ thể gấu mèo, loại giun tròn này tồn tại dưới dạng ấu trùng. Khi ấu trùng được bài thải ra phân và được tiếp xúc với động vật khác, ấu trùng sẽ phát triển thành ký sinh trùng và gây bệnh.

Gấu mèo là vật chủ mang bệnh

Mèo có thể bị nhiễm mầm bệnh thông qua tiếp xúc với phân hoặc ăn phải mô của động vật khác. Khi sống ký sinh trên cơ thể của gấu mèo, loại giun tròn này gần như không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, đây chính là nguồn lây nhiễm làm phân tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh.

Các loài động vật và con người nếu tiếp xúc với đất hay phân chứa ấu trùng giun tròn đều có thể nhiễm bệnh. Và mèo cưng cũng không phải là ngoại lệ.

2. Phân loại và triệu chứng 

Phân loại bệnh

Giun tròn Baylisascariasis được tìm thấy trên cơ thể mèo ở đường ruột và phủ tạng. Ban đầu, ấu trùng giun tròn đi vào đường ruột thông qua thực phẩm, nước uống chứa trứng. Tại đây chúng bắt đầu có sự phân tán đến các cơ quan khác trong xoang bụng rồi đến hệ thần kinh và mắt. Bệnh gấu mèo ở mèo có nhiều loại, được phân chia dựa trên đặc tính ký sinh như sau:

  • Nhiễm ấu trùng di chuyển (Larva Migrans).
  • Nhiễm ấu trùng nội tạng di chuyển (VLM).
  • Nhiễm ấu trùng thần kinh di chuyển (NLM).
  • Nhiễm ấu trùng mắt di chuyển (OLM)

Các trường hợp nhiễm ấu trùng tại đường ruột thường được phát hiện ở mèo giai đoạn trưởng thành. Trong khi đó, các ca bệnh nhiễm trùng ở não và tủy sống xuất hiện nhiều đối với mèo con.

Triệu chứng bệnh

Khi mèo bị nhiễm ấu trùng Baylisascariasis ở giai đoạn đầu thường không có bất kỳ triệu chứng nào liên quan. Điều này gây khó khăn trong việc sớm phát hiện và ngăn chặn bệnh gấu mèo trước khi chúng tấn công nội tạng. Khi giun tròn bắt đầu có sự tấn công đến phủ tạng, mèo có biểu hiện:

  • Khả năng di chuyển của mèo không ổn định,và không xác định phương hướng hoặc thường xuyên bị té. 
  • Cơ thể mất khả năng phối hợp các bộ phận hoặc mất kiểm soát cơ bắp. 
  • Hoạt động nuốt bị cản trở do khả năng điều khiển kém.
  • Mèo có động thái quay tròn, động kinh hoặc lăn lộn, mất tập trung. 
  • Hôn mê và nằm nhiều hơn so với bình thường.
Thần kinh trung ương bị ảnh hưởng khiến mèo không định được phương hướng

Các trường hợp nhiễm trùng nội tạng thường tùy vào từng vị trí mà mèo có biểu hiện khác nhau. Nếu ấu trùng tấn công ở mắt, mèo bị cản trở thị giác và không nhìn rõ được vật thể. Và hiển nhiên, nếu không sớm phát hiện bệnh gấu mèo, mầm bệnh có thể lây lan cho các thành viên trong gia đình.

3. Điều trị bệnh gấu mèo như thế nào?

Thông thường, các trường hợp nhiễm trùng sẽ được điều trị ở mèo trưởng thành, hầu hết các trường hợp đều gây tử vong đối với mèo con. Do có nhiều biểu hiện ở thần kinh nên bệnh gàu mèo rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh dại. Chính vì vậy mà bác sĩ thú y cần phải có sự kiểm tra, đánh giá dịch tễ để phát hiện sự hiện diện giun tròn  Baylisascariasis hay virus dại.

Khi phát hiện  mèo nhiễm giun tròn Baylisascariasis, có thể sử dụng các thuốc như Pyrantel Pamoate, Febantel, Praziquantel, Ivermectin,… Ngoài ra, một số loại có tác dụng mạnh hơn như Corticosteroid, Albendazole cũng có thể áp dụng trong trường hợp mèo nhiễm ấu trùng. Bệnh gấu mèo nói chung không phải là bệnh lạ, tuy nhiên là người nuôi mèo, ta cần hiểu rõ căn bệnh này.

Sử dụng thuốc để bài trừ ký sinh trùng là phương pháp thường được sử dụng

Bệnh gấu mèo mặc dù thường liên quan đến dịch tễ khu vực nuôi nhiều loài gấu mèo. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mầm bệnh bị phân tán ra môi trường, chính vì vậy, tìm hiểu về bệnh gấu mèo là cách tốt nhất và an toàn giúp bạn hạn chế khả năng mắc bệnh cho mèo cưng và bản thân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay