Mèo bị dại nếu phát hiện sớm có thể đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Chúng ta đều biết virus bệnh dại ở mèo lây truyền từ nước bọt, dãi của vật bị nhiễm virus qua vết cắn, xây xát. Nó gây bệnh cho người và các loài động vật máu nóng khác. Ở mèo nguy cơ cao nhất mắc bệnh dại là mèo đực dưới 3 năm tuổi.
Nội dung
Bệnh dại ở mèo là gì?
Bệnh dại là một bệnh do virus có thể lây nhiễm cho tất cả các loài động vật máu nóng, bao gồm cả mèo và người, mặc dù một số loài có khả năng kháng bệnh một cách tự nhiên. Khi có dấu hiệu bệnh dại xảy ra, đó là một căn bệnh gây tử vong gần như bất biến.
Bệnh dại đã được công nhận và mô tả từ khoảng 2300 trước Công nguyên.
Nguyên nhân gây ra bệnh dại ở mèo?
Virus gây bệnh dại ở mèo và các động vật khác
Bệnh Dại do Rabies Virus gây ra ở người và động vật. Đây là một loại virus điển hình thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae. Các virus Dại đều có lớp vỏ bảo vệ, chỉ có một đơn đoạn ARN không có tính phân cực.
Quá trình phiên mã và sao chép của virus dại đều xảy ra trong tế bào chất của tế bào thần kinh. Người ta gọi tập hợp những tế bào nơi tồn tại virus Dại là tiểu thể Negri. Sự hình thành của tiểu thể Negri đến giờ vẫn là câu hỏi lớn cho giới y học. Virus Dại tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh. Điển hình là gây rối loạn cơ hô hấp, khiến con vật khó thở, chết do ngạt thở.
Con đường lây nhiễm bệnh dại ở mèo
Virus dại có thể được truyền vào cơ thể người và động vật thông qua các con đường như sau:
- Nước bọt của con vật có mang virus dại.
- Trao đổi máu từ những con vật có chứa mầm bệnh virus.
- Dơi là động vật trung gian phát tán mầm bệnh, và cũng là nguồn bệnh lây nhiễm cho động vật.
Các giai đoạn của bệnh dại ở mèo
Sau khi có sự phơi nhiễm với virus dại, mèo sẽ trải qua các giai đoạn biểu hiện khác nhau rồi cuối cùng là tử vong.
Giai đoạn ủ bệnh
Ủ bệnh là giai đoạn virus xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa con vật chưa biểu hiện triệu chứng. Đây là thời gian virus ký sinh trong tế bào và nhân nhanh về số lượng. Trong giai đoạn này, dường như con vật không có bất kỳ biểu hiện nào khác thường. Chỉ một ít trường hợp thấy mèo có biểu hiện sốt nhẹ, lờ đờ, biếng ăn.
Giai đoạn phát bệnh
Sau khi đạt đủ số lượng, virus bắt đầu tấn công ồ ạt đến các tế bào xung quanh. Với những triệu chứng điển hình sau:
- Tiêu hóa: Mèo bị tiêu chảy, phân toàn nước, có dịch nhầy, con vật nôn mửa, chảy nước dãi, sùi bọt mép.
- Thần kinh: Mèo dễ bị kích động, hung hăng, điên cuồng, động kinh, cắn người lạ và vật dữ dội. Đôi khi mèo còn tự cào chính mình.
- Mèo bị mất sức, mất nước, tê liệt, nằm trong bóng tối và né tránh con người, mắt đỏ ngầu. Một số con còn bỏ nhà đi và không trở về nữa. Sau từ 5-7 ngày phát bệnh thì mèo chết.
Hướng dẫn cách điều trị mèo bị bệnh dại
Không nên tự mình cố bắt lấy một chú mèo bị dại. Nếu bạn trông thấy những triệu chứng nhiễm bệnh trên một chú mèo, phương án tốt nhất là liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật.
Với cách này, mèo sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn. Bạn nên liên lạc với cơ quan kiểm soát động vật khi chú mèo nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng.
Mang mèo đến gặp bác sỹ thú y. Nếu mèo nhà bạn bị mèo khác hay động vật khác cắn phải, hãy cho nó vào lồng nhốt và mang đến bác sỹ thú y càng sớm càng tốt.
Bác sỹ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng phơi nhiễm với bệnh dại, mùi hôi thường trực trong sân, khả năng tiếp xúc với gấu trúc Mỹ, hay bất cứ con dơi nào quanh khu vực, và theo dõi mèo nhà bạn.
Yêu cầu tiêm nhắc lại vắc xin chủng ngừa bệnh dại cho mèo của bạn. Nếu mèo nhà bạn trước đó đã được tiêm chủng ngừa dại, nó sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin chủng ngừa bệnh dại ngay sau khi bị cắn. Điều này sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mèo chống lại virus. Nên theo dõi các dấu hiệu bệnh dại trên mèo trong vòng 45 ngày.
Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà miễn là chú mèo nhà bạn sẽ được nhốt lại và không tiếp xúc với bất kỳ loài vật hay con người bên ngoài.
Làm sao để phòng tránh bệnh dại ở mèo?
Bệnh dại ở mèo ít gặp hơn so với chó nhưng khi mắc phải, cơ hội trị khỏi bệnh là bằng 0. Vì vậy, việc phòng tránh bệnh dại cực kỳ quan trọng đối với vật nuôi. Phòng Dại cho mèo cũng giúp bạn và cộng đồng tránh xa được căn bệnh này.
- Tiêm phòng vaccine chống dại là cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Đây cũng là việc làm cần được lưu ý hàng đầu khi tiến hành nuôi thú cưng.
- Không nên thả rông hay để mèo quá tự do giao du bệnh ngoài mà không có sự kiểm soát. Vì nếu mèo được nuôi như vậy bạn sẽ không biết được chúng nhiễm virus dại từ khi nào và do đâu.
- Khi thấy con vật có những biểu hiện bất thường và nghi ngờ Dại thì cần nhanh chóng mang đến phòng khám thú y ngay lập tức. Cách ly mèo bị bệnh và khử trùng khu vực mèo đã đi qua để tránh mầm bệnh tồn tại, lây nhiễm cho con vật khác.
- Nếu mèo chết, cần phải hỏi bác sĩ thú y về cách tiêu hủy nhầm không để virus lan truyền trong môi trường xung quanh.
Bệnh Dại ở mèo là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh nếu có biện pháp phù hợp. Đặc biệt, đừng chần chừ, nếu mèo bạn đã đủ 4 tuần tuổi trở lên thì nên mang chúng đi tiêm phòng dại. Vaccine Dại khá an toàn và không gây ảnh hưởng nào đến cơ thể mèo, ngược lại còn cho tác dụng phòng bệnh hữu hiệu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Vậy bị mèo cắn có cần tiêm phòng dại không?
Khi bị mèo cắn có 2 vấn đề cần được xử lý ngay.
- Thứ nhất là vết thương phải rửa sạch bằng xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn, nếu vết thương có sưng tấy cần dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
- Thứ hai là theo dõi con vật, phải nhốt con vật lại theo dõi trong 2 tuần, nếu con vật ốm hoặc chết thì bạn phải tiêm phòng ngay.
Sở dĩ như thế vì khi con vật bị dại trong nước bọt của nó sẽ có virus dại, nên khi cắn virus dại từ nước bọt của súc vật sẽ nhiễm qua vết cắn vào máu của bạn, từ đó virus gây nhiễm độc thần kinh. Khi người bị súc vật cắn đã lên cơn dại thì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dễ bị tử vong.
Như đã nói ở trên thì vết cắn của bạn có biểu hiện nhiễm khuẩn sưng tím, nên cần được dùng kháng sinh và quan trọng hơn là con mèo cắn bạn đang bị ốm nên bạn cần đi tiêm phòng ngay.