Những bệnh nan y nguy hiểm nhất ở mèo (Phần 1)

Nội dung

Bệnh dại ở mèo

Nguyên nhân

Bệnh dại ở mèo tính đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc điều trị. Không những gây ra tử vong ở mèo và các loài động vật khác, virus dại hoàn toàn có thể lây sang người qua vết cắn, vết trầy xước và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. 

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 1 đến 3 tháng, nhưng có thể chỉ trong một ngày và lên đến một năm.  Bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng ngay khi các triệu chứng khởi phát.

Có hai dạng bệnh dại: TÊ LIỆT và HUNG DỮ. Sau khi bị cắn hoặc cào từ động vật dại, bệnh tiến triển qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1 ( giai đoạn TIỀN TRIỆU )

Những chú mèo nhiễm bệnh thường có sự thay đổi rõ rệt về tính khí. Những con mèo trầm tính trở nên dễ kích động và hung dữ hơn, trong khi những chú mèo năng động có thể trở nên lo lắng hoặc ngại ngùng. 

Giai đoạn 2 ( giai đoạn HUNG DỮ )

Trong giai đoạn này, sự khó chịu sẽ chiếm ưu thế. Chú mèo ngày càng trở nên lo lắng, dễ bị kích động và cáu kỉnh. Co thắt cơ bắp thường sẽ ngăn cản việc nuốt, dẫn đến hiện tượng chảy nước dãi.

 Những chú mèo nhiễm bệnh trong giai đoạn “điên cuồng” này sẽ trở nên nguy hiểm đối với các động vật khác, thậm chí là chủ nhân của mình. Ngoài ra, ở một số chú mèo còn xuất hiện một số hành vi cực đoan khác điển hình như cắn xé đồ đạc.

Giai đoạn 3 ( giai đoạn TÊ LIỆT)

Thường xảy ra sau khoảng 7 ngày. Hiện tượng chảy nước dãi trở nên nặng hơn, khản tiếng, không kêu được nữa. Sau những biểu hiện bệnh chúng sẽ chết do liệt hô hấp, trụy tim mạch.

Sau đây là một số triệu chứng bệnh dại cần theo dõi ở chú mèo của bạn:

  • Hội chứng Pica ở mèo (ăn những đồ ăn không phải của mình, như: rác, vải…)
  • Sốt
  • Co giật
  • Tê liệt
  • Chứng sợ nước
  • Há miệng, hàm rớt
  • Không có khả năng nuốt
  • Cơ bắp thiếu phối hợp
  • Nhút nhát hoặc hung hăng khác thường
  • Dễ bị kích thích quá mức
  • Khó chịu liên tục / thay đổi trong thái độ và hành vi
  • Tê liệt ở hàm dưới và thanh quản
  • Nước dãi nhiều, chảy nước dãi hoặc nước dãi sủi bọt

Phòng ngừa

Tính tới thời điểm này, chó mèo bị dại vẫn chưa có phương pháp và thuốc điều trị. Cách tốt nhất là tiêm vacxin phòng dại cho chúng định kỳ hàng năm. Hạn chế tiếp xúc với những vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh dại. Khi bắt đầu nuôi một chú mèo con, việc tiêm phòng là điều bắt buộc. Theo dõi lịch tiêm phòng của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu, biểu hiện bệnh dại ở mèo đã được cảnh báo ở trên nên cách ly vật nuôi ngay. Đảm bảo chúng không có cơ hội tiếp xúc với người hoặc vật nuôi khác. Trong trường hợp này, bạn nên đưa thú nuôi đến thú y để được kiểm tra và tư vấn hướng xử lý tốt nhất.

Dại là bệnh ở mèo đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị.

Bệnh viêm giảm bạch cầu ở mèo (FPV)

Nguyên nhân

Viêm ruột truyền nhiễm của Mèo có tên khoa học là Feline panleukopenia Virus ( FPV) hay còn được biết đến với tên khá dân dã là bệnh Parvo mèo.

Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh. Chúng sống trong nhân tế bào của động vật, sinh sản nhanh và hủy hoại cơ thể mèo. Virus FPV sau khi hấp thụ qua đường miệng trong vòng 24h sẽ đi vào máu, tấn công vào hàng rào miễn dịch (như HIV ở người) và phá hủy niêm mạc ruột.

Triệu chứng

Khi mắc bệnh Parvo, cơ thể mèo sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Bỏ ăn và suy sụp đột ngột,
  • Nôn nhiều lần, đau vùng bụng, tiêu chảy cấp và mất nước
  • Rối loạn điện giải trầm trọng,
  • Tiếng khàn, mất giọng, yếu ớt, mèo bị giảm bạch cầu (leukopenia) dẫn đến tử vong
  • Các triệu chứng thần kinh: đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư, thậm chí co giật động kinh.
  • Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí mắt, lờ đờ, mũi miệng thâm đen, chảy dãi nhớt.
  • Hơi thở có mùi, phân, dãi bốc mùi hôi rất khó chịu.

. Mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong từ 25% – 75%. Mèo mẹ khi mang thai có thể sảy thai hoặc đẻ non.

Phòng ngừa

Mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch là nguy cơ lây lan bệnh Parvo. Ngoài ra, những ổ dịch và nơi phát tán dịch bệnh thường là những địa điểm thu gom mèo để bán cho các quán tiểu hổ, lò giết mổ mèo cùng với nơi chứa chất chất thải, phủ tạng mèo.

Nên đưa mèo đến ngay các cơ sở thú y ngay khi có triệu chứng bệnh để chẩn đoán chính xác tránh nguy cơ lây nhiễm trên các con vật khác cũng như tăng cơ hội sống cho chú mèo của mình nếu không may con vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên thăm khám định kỳ cho mèo để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh nhé!

Giải mã ngôn ngữ cơ thể mèo

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo (FIP)

Nguyên nhân

Viêm phúc mạc ở mèo (FIP) là bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong rất cao gây ra bởi Coronavirus. Chủng virus này tồn tại ở cả thể khô và ướt. Mèo bị nhiễm Coronavirus thường không có triệu chứng trong thời gian nhiễm virus ban đầu. Bệnh FIP không thể chữa khỏi mà chỉ có thể ngăn chặn kịp thời sự lây lan. 

Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc giữa những chú mèo và khi tiếp xúc với phân. Virus có thể sống trong môi trường đến vài tuần và có nguy cơ truyền lây qua nhau thai khi mèo mẹ mang thai, qua sữa sang con của chúng. Thường là khi mèo con giữa 5 và 8 tuần tuổi.

Triệu chứng

Khi mắc bệnh FIP, cơ thể mèo sẽ xuất hiện các triệu chứng dưới đây.

Viêm phúc mạc ở thể ướt:

  • Tích dịch ở xoang bụng, bụng phình to
  • Biếng ăn, sụt cân
  • Sốt nhẹ
  • Khó thở, thở gấp
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng da.

Viêm phúc mạc ở thể khô:

  • Sốt nhẹ
  • Sụt cân, kén ăn
  • Có thể bị vàng da, viêm móng mắt, một phần hoặc toàn bộ mống mắt có màu nâu
  • Có thể thấy các hạch bạch huyết, màng treo ruột sưng khi sờ nắn bụng
  • Có triệu chứng thần kinh (khoảng 25% – 35%): mất kiểm soát cơ, mất điều hòa, rung giật nhãn cầu, sau đó co giật.

Tỉ lệ tử vong của bệnh rất cao, những chú mèo mắc bệnh thường không qua khỏi. Chủ yếu là điều trị nhằm kéo dài thời gian sống cho mèo.

Phòng ngừa

Cách phòng ngừa bệnh FIP tốt nhất là tiêm phòng hằng năm cho mèo theo lịch khuyến cáo. Đồng thời, bạn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ nơi bài tiết và môi trường sinh hoạt của mèo điển hình như nhà cho mèo hay đồ dùng cho mèo để tránh nguy cơ nhiễm bệnh. 

Bệnh viêm phúc mạc là bệnh ở mèo không có thuốc đặc trị và có tỉ lệ tử vong gần như 100%.

Còn tiếp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay