Chứng lộn mí mắt ở mèo là một trong những chứng bệnh được quan tâm hiện nay. Chứng bệnh này nó khá phổ biến với các em pet cưng. Điều đáng lo nhất là một số chủ vật nuôi nghĩ đây chỉ là biểu hiện bình thường của mèo. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc cho vật nuôi.
Nội dung
1. Lộn mí mắt ở mèo là gì?
Mí mắt mèo bị lộn là tình trạng lề mí mắt của mèo bị lòi ra phía bên ngoài. Thông thường mí mắt mèo sẽ úp vào trong để bảo vệ kết mạc. Tuy nhiên lộn mí mắt ở mèo khiến cho phần kết mạc tiếp xúc với môi trường ngoài. Ở chó, tình trạng này ở chó khá phổ biến nhưng với mèo thì tần suất hiếm hơn.
Không ít người nghĩ rằng tình trạng này là bình thường ở mèo và không chú ý. Sau một thời gian, mí có thể về lại như cũ. Quan niệm này vô cùng nguy hiểm bởi nó hoàn toàn không không đúng. Mà ngược lại còn có thể gây tổn hại đến đôi mắt của mèo. Dù là một phần hay toàn bộ mí mắt mèo lộn ra ngoài hoặc quặm vào trong đều có khả năng gây nguy hiểm và cần phải tiến hành điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh lộn mí mắt ở mèo
Di truyền
Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng lộn mí mắt ở mèo có liên quan đến tính di truyền. Các gen quyết định hình dạng khuôn mặt và vùng mí mắt là nhân tố chính dẫn đến mèo bị lộn mí.
Chứng minh đã cho thấy giống mèo Persian và Himalaya là đối tượng có nguy cơ cao xảy ra tình trạng này. Mèo thuộc giống này có đầu ngắn nên hệ thống dây chằng vùng mí mắt sẽ căng hơn, dẫn đến lộn mí ở một hoặc cả hai mắt.
Nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân chủ yếu liên quan đến giống nòi thì còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng lộn mí mắt ở mèo hiện nay bao gồm:
- Viêm kết mạc mắt: đây cũng có thể là tác nhân khiến mí mắt lòi ra ngoài. Tình trạng viêm tái phát nhiều lần sẽ khiến cho các dây thần kinh xung quanh mí mắt liên tục bị tác động. Dẫn đến tác động đẩy mí mắt ra ngoài.
- Một số trường hợp bị mất hay teo cơ vùng đầu, mắt do nhiều nguyên nhân khác có thể gây kế phát mèo bị lộn mí.
- Sẹo mí mắt, chấn thương hay tác động của hiện tượng mí mắt lộn ngược vào trong cũng có thể là tác nhân khiến cho mí mắt bị lòi ra ngoài.
- Khu vực mắt mèo là nơi vô cùng nhạy cảm mà các chủ vật nuôi cần phải chú ý. Chính vì vậy mà một số chất kích thích, di vật, bụi bẩn,… cần phải được vệ sinh đúng cách.
3. Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán tình trạng lộn mí mắt ở mèo sẽ được tiến hành thông qua các phương pháp sau:
- Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các biểu hiện như: khuôn mặt kém sắt do quá trình thoát nước mắt bị ngăn cản. Mắt xệ xuống, kết mạc đưa ra ngoài, các yếu tố kích ứng có thể gây viêm, sưng to, đỏ,…
- Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra mắt một cách toàn diện. Xét nghiệm Fluorescein là phương pháp nhuộm không xâm lấn. Nhằm đáng giá chi tiết cấu trúc xung quanh mắt dưới ánh sáng xanh.
Điều trị
Để nhanh chóng giúp mèo thoát khỏi tình trạng khó chịu do lộn mí mắt, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất, đảm bảo an toàn cho thú cưng của bạn. Các phương pháp phổ biến hiện nay được nhiều phòng khám thú y áp dụng bao gồm:
- Sau khi đã có những kết luận chính xác về tình trạng mắt. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Các thuốc dạng mỡ bôi ngoài chứa thành phần kháng sinh được sử dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng mí mắt.
- Phẫu thuật được chỉ định thực hiện nếu tình trạng chuyển hướng nghiêm trọng và cần loại bỏ nhanh chóng. Mục đích của phương pháp điều trị này là nâng cơ mặt triệt để, giúp điều chỉnh những rối loạn và ngăn ngừa kích ứng gây ảnh hưởng sức khỏe mèo.
Để hỗ trợ tình trạng sức khỏe và cải thiện chứng lộn mí mắt ở mèo thì chủ vật nuôi cần phải chú ý đến vấn đề chăm sóc. Nên thực hiện đúng theo những tư vấn và thường xuyên đưa mèo đến phòng khám để kiểm tra và theo dõi. Cùng Petto theo dõi sức khỏe mèo cưng để chăm sóc bé mèo tốt hơn.