Sẽ như thế nào khi bé mèo cưng bị chảy máu tai? Tai mèo xuất huyết có chứng tỏ bé đang bị bệnh? Chủ vật nuôi cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này. Bởi đôi khi, mèo chảy máu tai còn có thể xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm. Cùng Petto tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này nhé!
Nội dung
1. Mèo bị chảy máu tai có nguy hiểm không?
Nếu bé mèo của bạn đột nhiên chảy máu, chắc hẳn các chủ vật nuôi sẽ lo lắng không thôi. Để biết được tình trạng này có nguy hiểm không, ta cần biết nguyên nhân gây chảy máu. Và với bất kỳ lý do nào, ta đều cần phải nhanh chóng cầm máu cho mèo.
Hầu hết các trường mèo chảy máu tai một cách bất thường (không phải do ẩu đả, bị thương) đều là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Chẳng hạn như chứng máu không đông, giảm bạch cầu, ung thư,… Để biết chắc chắn nguyên nhân, bạn cần kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe của mèo. Sen sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ thú ý với những phương pháp chẩn đoán chuyên sâu. Nếu mèo nhà bạn chẳng may mắc các bệnh nguy hiểm kể trên thì việc sớm phát hiện bệnh là rất cần thiết.
2. Nguyên nhân dẫn đến mèo bị chảy máu tai
Đôi tai nhỏ xíu của những chú mèo nhà bạn bị chảy máu bất thường có thể là do những nguyên nhân như sau:
Bệnh đông máu
Một trong những nguyên nhân khiến tai chảy máu liên tục là do bệnh máu không đông. Máu không đông do gan gặp vấn đề khiến cho các yếu tố đông máu không được tổng hợp. Hoặc do mèo bẩm sinh không tổng hợp được yếu tố đông máu (lỗi gene di truyền). Mà tai mèo lại khá nhạy cảm, thường xuyên xảy ra tình trạng chảy máu trong. Ở mèo bình thường, các vết thương nhỏ bên trong có thể nhanh chóng được chữa lành nhờ cơ chế đông máu. Tuy nhiên với mèo bị máu khó đông, xuất huyết tai ở mèo sẽ không thể dừng lại.
Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, máu chảy liên tục không ngừng sẽ khiến cơ thể mất máu. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mèo nếu tình trạng kéo dài và không kịp thời can thiệp.
Một số nguyên nhân khác khiến gan không tổng hợp yếu tố đông máu có thể là do kế phát của các bệnh suy thận, nhiễm virus cấp tính, tắc nghẽn ống dẫn mật, thiếu Vitamin K,… Các trường hợp này đều gây tác động lên gan và dẫn đến bệnh đông máu ở mèo. Tổn thương gan dẫn đến mèo bị chảy máu tai, phân đen có máu, nôn mửa ra máu, xuất hiện vết bầm tím.
Để cầm máu cho mèo, bạn cần nhanh chóng đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất. Bác sĩ sẽ tiêm cho bé các yếu tố đông máu cần thiết.
Mèo bị chảy máu tai do vết cắn
Mèo có hành vi hay chui rúc ở nhiều ngóc ngách. Nên đôi khi các vật sắc, nhọn có thể làm tai mèo bị rách, gây viêm nhiễm tai mèo. Hoặc trong lúc chơi đùa với những thú cưng khác và vô tình tạo ra vết cắn ở tai gây chảy máu. Khi tai mèo xuất hiện vết thương hở gây chảy máu sẽ là cơ hội cho các loại mầm bệnh xâm nhập dẫn đến viêm tai. Vì vậy, với trường hợp này thì chủ cần phải chú ý một số vấn đề sau:
- Khi thấy máu ở tai chảy thì cần kiểm tra kỹ lưỡng khu vực xung quanh xem máu chảy từ bên trong hay do tổn thương.
- Nếu có vết thương thì nên rửa bằng nước muối sinh lý. Trường hợp không có nước muối thì dùng nước sạch. Không nên tự pha nước muối nếu bạn không biết cách pha nhé!
- Tuyệt đối không sử dụng bất một loại hóa chất hay dung dịch nào để trị bệnh mà không có sự tư vấn của bác sĩ thú y. Nếu không mèo sẽ bị chảy máu tai nhiều hơn.
- Nếu máu chảy nhiều thì cần nhanh chóng đưa mèo đến phòng khám thú y để được xử lý. Bên cạnh việc cầm máu, bác sĩ thú y cũng sẽ rửa và khâu vết thương. Tủy trường hợp để sử dụng thêm một số loại kháng sinh nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Khối u ở mèo
Không loại trừ khả năng có thể mèo có sự hình thành của tế bào ung thư. Bản thân khối u có thể gây chèn ép khiến mèo bị chảy máu trong. Tình trạng xuất huyết trong chỉ được phát hiện khi mèo chảy máu tai hay mũi. Đây là loại bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp kéo dài khả năng sống ở mèo.
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu hay còn gọi là bệnh máu trắng có thể khiến mèo bị chảy máu tai liên tục. Khi có thể nhiễm bệnh, bạch cầu ác tính sẽ tăng sinh vượt mức kiểm soát, lấn át các tế bào máu thực hiện nhiệm vụ trong đó có tiểu cầu. Tiểu cầu là tế bào chủ chốt trong quá trình đông máu. Giúp sửa chữa những tổn thương gây xuất huyết bên trong cơ thể. Khi tiểu cầu không phát huy công dụng, một vết thương nhỏ nhất cũng gây chảy máu ở mèo.
Ký sinh trùng tai
Ký sinh trùng trong tai có thể gây tổn thương, viêm nhiễm tai mèo. Chẳng hạn như các loài ve, bét hút máu. Hãy thường xuyên tắm rửa cho mèo để hạn chế tình trạng này.
Dị ứng
Mèo bị dị ứng cũng có thể dẫn đến viêm tai, xuất huyết tai. Tùy mức độ dị ứng mà mèo có những phản ứng quá mẫn khác nhau. Để hiểu mèo của bạn có bị dị ứng hay không, bạn cần thường xuyên theo dõi, để ý đến em ấy.
Còn nhiều nguyên nhân khác cũng có thể khiến mèo bị chảy máu tai. Các chủ nuôi cần phải chú ý khi chăm sóc mèo. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với phòng khám thú cưng để được bác sĩ thú y hỗ trợ.