Bí Quyết Chăm Sóc Mèo Bầu Để Mẹ Tròn Con Vuông

Động vật nào cũng trải qua thời kì sinh sản khó khăn. Và mèo cũng vậy. Để không bỡ ngỡ khi mèo mang bầu. Phận làm “sen” đừng bỏ qua những tips chăm sóc mèo bầu hữu ích dưới đây.

Nội dung

1. Dấu hiệu nhận biết mèo bầu

Thông thường, ở những tuần đầu thai kì, mèo sẽ thay đổi tâm sinh lý và hình dáng cơ thể. Tuy nhiên, với những chú mèo vốn đã “hơi ú một tí”, thì cơ thể không quá khác biệt. Vì vậy, thường xuyên theo dõi và quan sát những dấu hiệu sau để nhanh chóng phát hiện mèo mang bầu.

Thứ nhất, vú sẽ đổi màu và to dần. Trong 2 – 3 tuần đầu, vú sẽ chuyển sang màu hồng nhạt. Kích thước vú cũng phát triển hơn bình thường.

Siêu âm để nhận biết mèo bầu

Thứ hai, hình dạng thay đổi. Giống như khi phụ nữ mang thai, mèo cái cũng mập lên, bụng lớn hơn. Đôi khi do bé ăn nhiều, nhầm lẫn giữa “béo” và “bầu” có thế xảy ra. Dùng tay sờ nắn nhẹ phần bụng của mèo để kiểm tra. Hoặc muốn chắc chắn hơn, nhanh chóng mang bé đến phòng khám để được siêu âm chẩn đoán chính xác. Bạn cần biết mèo có bầu hay không để còn có cách chăm sóc hợp lý.

2. Hướng dẫn chăm sóc mèo bầu đúng cách

Chào đón những chú mèo con đáng yêu chắc chắn sẽ là một trải nghiệm hạnh phúc. Nhưng đừng quá vội mừng, hãy luôn nhớ rằng khi mang thai, mèo cái cũng cần được chăm sóc, quan tâm và động viên. Sinh con vốn dĩ không phải là điều dễ dàng, ấy vậy mà mèo bầu phải vác chiếc bụng to tướng mấy đứa con cơ mà.

Dù là con người hay động vật, khủng hoảng thời kì mang thai có thể xảy ra. Chăm sóc mèo bầu không chỉ giúp mèo có một cơ thể khỏe mạnh. Mà còn có thể đem lại cảm giác an toàn trong suốt quá trình mang thai. Vậy chăm sóc mèo bầu như thế nào là đúng cách?

Chế độ dinh dưỡng cho mèo bầu

Chế độ ăn lành mạnh là chứa nhiều protein và giàu năng lượng. Cung cấp đa dạng nguồn thức ăn giàu đạm và vitamin như cá, thịt, rau,…Và bổ sung song song các khoáng chất sắt, canxi,…từ trứng, sữa,…để chăm sóc mèo bầu toàn diện.

Sẽ có những ngày bạn chuẩn bị thật nhiều món ngon, nhưng bé không hề muốn ăn. Hãy chuẩn bị tâm lý cho những ngày “khó ở” của mèo bầu. Sử dụng xen kẽ thức ăn dành cho mèo con cũng là cách để thay đổi khẩu vị của bé.

Chăm sóc mèo bầu với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ đảm bảo nguồn sữa cho mèo con sau này. Căn chỉnh khẩu phần ăn hằng ngày để bé không ăn quá nhiều, dẫn đến phát phì sau sinh.

Thường xuyên quan tâm, chăm sóc mèo bầu

Khi mang thai, mèo cái trở nên nhạy cảm hơn do hormone thai sản tiết ra nhiều. Những cái vuốt ve, cử chỉ âu yếm từ người chủ lúc này là cách chăm sóc cần thiết dành cho bé.

Tuy vậy, bạn nên cẩn trọng, tránh những vùng nhạy cảm của bé. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng bạn nên hạn chế tiếp xúc phần bụng. Bất cứ va chạm nào cũng khiến bé khó chịu, thậm chí là khiến mèo bầu đau một chút.

Duy trì môi trường sinh hoạt sạch sẽ

Trong 2 tuần cuối của thai kì, theo dõi và để mắt đến bé thường xuyên. Hạn chế trường hợp bé sinh con ở bên ngoài. Bạn có thể giúp mèo cái bằng cách tạo “ổ” của riêng bé.

Một cái hộp đủ cao và rộng. Vừa vặn với mèo mẹ và mèo con. Đó có thể là một cái chăn sạch sẽ, một thùng carton kín khiến bé thấy dễ chịu và an toàn hơn. Nên sớm chuẩn bị ổ để bé thích nghi và sử dụng ổ trong suốt thai kì và giai đoạn sau sinh.

Đừng ngạc nhiên nếu mèo bầu chọn nơi khác để sinh thay vì cái ổ mà bạn đã sắp xếp sẵn. Nếu điều này xảy ra, không nên di chuyển mèo con về lại ổ. Mèo mẹ có thể nghĩ rằng bạn đang cố bắt cóc mèo con. Mèo cái sẽ phản kháng, tìm cách giấu con của mình. Thậm chí gây hại đến mèo con. Chăm sóc từng miếng ăn chỗ ngủ sẽ khiến mèo bầu dễ chịu hơn khi sinh em bé.

Luôn yêu thương, dành cho mèo sự quan tâm lớn nhất

Tiêm vaccine và thăm khám định kì

Nếu có điều kiện, bạn nên tiêm phòng đầy đủ cho bé trước khi mang thai. Một cơ thể khỏe mạnh với cơ chế miễn dịch tốt, sẽ tạo ra nguồn sữa chất lượng, đầy đủ dưỡng chất cho mèo con. Tại cơ sở thú y, bác sỹ sẽ kiểm tra máu và tư vấn mũi tiêm nào là cần thiết cho bé.

Kiểm tra thai kì và siêu âm thai đúng lịch. Kiểm tra sổ khám thường xuyên để không bỏ lỡ những cột mốc quan trọng. Đảm bảo mèo con vẫn phát triển ổn định trong bụng mẹ.  

Dù chăm sóc mèo bầu tốt thế nào cũng không tránh được sai sót. Miễn là bạn quan tâm và ở bên cạnh mèo bầu nhiều nhất có thể. Mèo mẹ hạ sinh an toàn và khỏe mạnh, thì bạn đã hoàn thành tốt công việc “làm sen” rồi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay