Vì không thể diễn đạt bằng lời nói, mèo thường có những hành động đáng yêu, đôi khi lại có chút ngốc nghếch để biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ và tâm trạng của mình. Với những cô mèo vốn dĩ đã đỏng đảnh, khi mang thai, tâm sinh lý càng thay đổi. Thói quen của mèo mang thai sẽ không giống với thói quen trước đây. Nắm bắt những thói quen qua bài viết dưới để hiểu rõ mèo cưng hơn.
Nội dung
1. Thói quen của mèo mang thai là ngủ nhiều hơn
Khi có thai, dưới tác động của hormone, giấc ngủ của mèo kéo dài hơn. Ngoài ăn ra, trong suốt quá trình mang thai, mèo dành thời gian còn lại để ngủ và nghỉ ngơi. Đừng quá ngạc nhiên khi bạn thấy mèo cưng cuộn tròn, ngủ li bì suốt ngày.
Tai của mèo khá thính, một tiếng động nhỏ cũng khiến chúng tỉnh giấc. Nếu mèo bầu của bạn quen nằm ổ thì nên đặt ổ ở những nơi yên tĩnh, tránh âm thanh lớn ảnh hưởng đến giấc ngủ của mèo.
Trường hợp nhà bạn có con nhỏ và trẻ con vốn hiếu động. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở bé đừng làm phiền đến mèo bầu. Mèo cái nên có không gian riêng của mình và tận hưởng không gian đó một cách thoải mái nhất.
2. Ăn nhiều hơn là thói quen mèo hình thành khi mang thai
Giờ đây mèo cái cần nhiều năng lượng hơn để nuôi lớn các bé mèo con bé xíu trong bụng. Và chỉ có ăn mới nạp đủ calo cần thiết cho cơ thể. Ngoài 3 bữa chính, cũng giống như khi phụ nữ mang thai, mèo còn cần rất nhiều bữa phụ.
Thấu hiểu mèo bầu thích ăn gì giúp các bạn Sen chọn đúng thực phẩm hợp khẩu vị của mèo bầu. Các cô nàng này không chỉ cần ăn nhiều mà còn cần ăn no. Bởi lẽ khi có bầu, mèo mẹ có tới 4 – 5 thai nhi trong bụng. Điều này làm chèn ép dạ dày và không còn đủ diện tích để chứa được nhiều thức ăn nữa. Cần hết sức lưu ý khi chế biến khẩu phần ăn cho mèo.
Và quan trọng rằng không phải vì thói quen ăn nhiều của mèo mà bạn cho bé ăn tất cả mọi thứ. Những đồ ăn cay, nóng, socola, kem,…nên được đưa vào danh sách cấm trong thời gian mèo mang thai.
3. Mèo mang thai có thói quen quấn quýt hơn thường
Đòi hỏi về tình thương dường như tăng cao hơn khi mèo có thai. Mưu cầu về những cái ôm, cưng nựng, vuốt ve từ người thân trong gia đình khiến tâm trạng mèo tốt lên.
Khi bạn nhẹ nhàng xoa vào những vùng như dưới cằm, đỉnh đầu và lưng, nếu bạn chú ý bạn sẽ nghe được âm thanh thích thú gừ gừ khe khẽ từ mèo bầu.Những cô mèo cái vốn khó tính thì khi mang thai, có thể thay đổi 180 độ. Thói quen của mèo bầu chuyển dần sang việc cọ xát đầu và toàn bộ cơ thể bên người chủ của mình.
Vì phải mang chiếc bụng bầu ì ạch, mèo cái nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Vậy nên, dù bạn có bận như thế nào, cũng nên dành thời gian chú ý đến bé. Khi mèo bầu quấn quýt bên bạn, hãy đáp trả nhiệt tình theo cách vui vẻ nhất.
4. Mèo bầu có thói quen cào tìm ổ
Càng đến gần ngày sinh, mèo càng thích cào và chuẩn bị ổ cho ngày lâm bồn. Bé sẽ có thói quen đi quanh trong nhà như mật thám, tìm dò và dùng 2 chân trước của mình vo tròn những vật dụng như khăn, áo quần.
Những không gian tối chẳng hạn như tủ giày, tủ quần áo là địa điểm bé có thể chọn làm nơi mình sinh. Mặc dù bạn đã chuẩn bị sẵn ổ nhưng mèo tỏ vẻ không thích thú, mà vẫn nhất quyết chọn địa điểm riêng của mình. Vậy thì đừng ép buộc, bạn nên dọn dẹp sạch sẽ chỗ mèo chọn và đặt ổ ở đó.
Luôn để mắt nếu bé xuất hiện thói quen đi hoang trước ngày sinh, hạn chế tối đa khả năng mèo sinh con bên ngoài.
5. Thích đuổi bắt côn trùng, động vật nhỏ là một trong những thói quen khi mèo mang thai
Đây là thói quen dễ dàng bắt gặp nhất ở tất cả loài mèo. Chiếc bụng bầu không làm phai nhạt đi sở thích đuổi theo những côn trùng nhỏ. Có nhiều “quàng thượng” tuy là mèo nhưng lại sợ chuột, không có đam mê trong bộ môn bắt chuột. Nhưng với động vật nhỏ như cào cào, thằn lằn, gián,… thì mèo có hứng thú một cách kì lạ.
Vạn vật còn có thể thay đổi và thói quen của mèo mang thai cũng thế. Những thói quen này có thể biến mất đi khi mèo kết thúc thời kì bầu bí của mình. Đừng quá stress hay bất an về những thói quen này nhé. Thay vào đó, hãy quan sát, cưng chiều và chăm sóc mèo tốt hơn bằng cách hiểu những thông điệp của mèo.