10 Loại bệnh lây từ mèo sang người cần phải đề phòng


Bệnh lây truyền từ mèo sang con người
 bao gồm những loại bệnh nào? Mức độ nguy hiểm ra sao? Bệnh mèo lây sang người là một trong những nguy cơ mà chủ nuôi cần nắm rõ trước khi quyết định nuôi một chú mèo cưng. Cho dù chúng ta coi mèo cưng là một thành viên thân thiết trong gia đình. Nhưng nếu tiếp xúc quá thân thiết, sẽ mang đến cho chúng ta không ít “rắc rối”. Hãy cùng Petto tìm hiểurõ hơn về vấn đề này nhé!

Bệnh mèo lây sang người là một trong những nguy cơ mà chủ nuôi cần nắm rõ

Bệnh mèo lây sang người là một trong những nguy cơ mà chủ nuôi cần nắm rõ

Nội dung

10 Loại bệnh lây truyền từ mèo sang con người

1. Bệnh sốt do mèo cào

Sốt mèo cào hay còn được gọi là bệnh mèo cào – bệnh này là do một loại vi khuẩn có tên là Bartonella henselae gây ra. Mèo thường nhiễm vi khuẩn này từ bọ chét. Vi khuẩn Bartonella henselae nói chung không gây bệnh cho mèo.

Con người có thể mắc bệnh mèo cào sau khi bị mèo cắn hoặc bị vết cào làm rách da. Họ cũng có thể mắc bệnh mèo cào nếu một con mèo bị nhiễm bệnh liếm vào vết thương hở trên người.

Triệu chứng điển hình của bệnh mèo cào gồm các vết sưng không đau, tại chỗ bị thương có vết rộp, các hạch bạch huyết đau và sưng. Một số dấu hiệu nhiễm trùng phổ biến khác bao gồm sốt, bị lừ đừ, chán ăn và đau đầu.

Trong một số trường hợp rất hiếm, bệnh mèo cào có thể trở nên rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mắt và các cơ quan chính khác. May mắn thay, hầu hết mọi người và chó đều có thể hồi phục hoàn toàn, và trong một số trường hợp, có thể cần dùng kháng sinh.

2. Bệnh giun móc

Giun móc là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở chó và mèo, chúng có thể khiến động vật bị tiêu chảy, chán ăn và thiếu máu.

Mèo con có thể bị nhiễm giun móc từ mẹ khi cho con bú, và bất kì chú mèo nào cũng có thể bị nhiễm giun móc sau khi ăn phải ấu trùng giun móc từ môi trường, ăn phải con mồi bị nhiễm bệnh hoặc bị ấu trùng giun móc xâm nhập vào da.

Ấu trùng giun móc cũng có thể xâm nhập vào da người, thường dẫn đến phản ứng trên da như sưng và ngứa. Trong một số ít trường hợp, ấu trùng có thể xâm nhập vào các mô sâu hơn và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể ngăn ngừa phơi nhiễm bằng cách đeo găng tay khi tiếp xúc với đất hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, sau đó phải rửa tay thật kỹ. Tránh đi chân trần ở những nơi động vật có thể đã đi vệ sinh.

Ngoài ra, bạn cần phải đưa thú cưng đi kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần để tìm giun móc và các loại ký sinh trùng khác. Khi bị nhiễm giun móc thì có thể điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.

Hầu hết các loài động vật và con người bị ảnh hưởng sẽ hồi phục hoàn toàn.

Mèo con có thể bị nhiễm giun móc từ mẹ khi cho con bú
Mèo con có thể bị nhiễm giun móc từ mẹ khi cho con bú

>>> Xem ngay: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV) – Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu

3. Bệnh giun đũa

Giun đũa là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến khác ở chó và mèo, đặc biệt là mèo con.

Giun đũa thường gây ra tình trạng không tăng cân, bộ lông có nhiều gàu và có dáng bụng. Mèo thường bị nhiễm giun đũa từ ngoài môi trường, và đặc biệt, chó con có thể bị nhiễm trong tử cung.

Con người, đặc biệt là trẻ em, cũng có thể bị giun đũa tấn công nếu vô tình ăn phải trứng giun đũa. Sau khi ăn phải, ấu trùng sẽ di chuyển khắp cơ thể, ảnh hưởng đến mắt và các cơ quan nội tạng.

May mắn thay, những điều kể trên tương đối không phổ biến.

Để tránh bị nhiễm giun đũa, thì bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc động vật nhiễm giun đũa, phải luôn rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc. Bạn nên đưa thú cưng gặp bác sĩ thú y ít nhất một lần một năm để kiểm tra giun đũa và các loại ký sinh trùng khác.

Bạn biết không, nhiễm trùng giun đũa có thể được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng. Hầu hết các loài động vật và con người bị mắc giun đũa sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, khi giun đũa ảnh hưởng đến mắt, tim hoặc não của con người, thì bệnh sẽ chuyển biến theo hướng nghiêm trọng hơn.

Mèo thường bị nhiễm giun đũa từ ngoài môi trường
Mèo thường bị nhiễm giun đũa từ ngoài môi trường

4. Bệnh dại

Bệnh dại ở mèo là bệnh do một loại virus gây chết người gây ra, ảnh hưởng đến động vật có vú và là một trong những bệnh truyền nhiễm từ động vật nguy hiểm nhất được biết đến. Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua nước bọt, phổ biến nhất là sau khi bị động vật nhiễm bệnh cào hoặc cắn. Bất kì động vật có vú nào cũng có thể mắc bệnh dại, kể cả chó, mèo và người.

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh dại trông giống như: Cúm, sau đó phát triển thành rối loạn chức năng thần kinh. Ngoài ra, bệnh dại có thể dẫn đến thay đổi hành vi, động kinh, co giật và trở nên hung hăng.

Con người sau khi mắc bệnh dại có thể được điều trị bằng cách tiêm một loạt các loại vắc xin và globulin miễn dịch chống bệnh dại ở người. Tuy nhiên, một khi đã có những triệu chứng rõ ràng, thì hầu hết người mắc bệnh dại đều tử vong.

Nếu bạn bị động vật cắn, điều quan trọng nhất là bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Tất cả những con mèo được tiêm phòng dại thường xuyên có thể ngăn chặn sự lây truyền của bệnh này.

Bệnh dại ở mèo là bệnh do một loại virus gây chết người gây ra

>>> Xem ngay: Dịch Hạch Ở Mèo: Bệnh Không Mới Nhưng Vẫn Gây Nguy Hiểm Mèo Cưng

5. Bệnh hắc lào (bệnh nấm đồng tiền)

Mặc dù tên tiếng anh của bệnh là Ringworm, nhưng mà bệnh này không liên quan gì đến giun cả. Sở dĩ bệnh này được đặt tên như vậy, là vì biểu hiện của bệnh này trên da người giống như một con giun.

Bệnh này, còn được gọi là bệnh nấm da, bệnh hắc lào là một bệnh nhiễm trùng do nấm trên da, và có thể ảnh hưởng đến hầu hết các loài động vật, bao gồm chó, mèo, thỏ, động vật gặm nhấm và con người.

Bệnh hắc lào lây lan khi bạn tiếp xúc với động vật hoặc người bị bệnh này hoặc tiếp xúc với môi trường bị nhiễm khuẩn. Khi người bị nhiễm bệnh, thì trên da sẽ có những vết ban hình tròn như chiếc nhẫn, hơi đỏ, ngứa và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Hơn thế nữa, bệnh này còn có thể gây rụng tóc.

Bệnh hắc lào khá dễ điều trị, bạn có thể điều trị bằng các loại thuốc trị nấm. May mắn thay, bệnh này không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh bắt đầu lây lan thì có thể sẽ hơi phiền toái. Người trẻ, người già và người bị suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

Bệnh hắc lào lây lan khi bạn tiếp xúc với động vật
Bệnh hắc lào lây lan khi bạn tiếp xúc với động vật

>>> Xem ngay: TP HCM: Ngủ chung với mèo, nổi đóa đầy người

6. Bệnh ghẻ lở

Thường được gọi là bệnh ghẻ, bệnh ghẻ là một tình trạng trên da do loài ve Sarcoptes scabieigây ra. Bọ ve chui vào da và gây ngứa dữ dội , da dày cộm, phồng lên và rụng lông.

Bệnh ghẻ có thể ảnh hưởng đến hầu hết các loài động vật, kể cả người. Tuy nhiên, các loại ve khác nhau thường sẽ cố gắng thích nghi để sống trên những loài động vật khác nhau.

Con người có thể bị ghẻ khi tiếp xúc gần với động vật bị ảnh hưởng, nhưng các triệu chứng như phát ban, ngứa có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Người bị ghẻ cũng có thể truyền ve cho người khác. Bệnh ghẻ lở ở động vật có thể được điều trị và ngăn ngừa bằng cách sử dụng thường xuyên nhiều loại thuốc trị bọ chét và ve.

7. Bệnh do ve gây ra

Bọ ve có thể gây ra một số bệnh, bao gồm Sốt đốm Rocky MountainBệnh Lyme và bệnh Ehrlichiosis. Có khá nhiều bệnh do ve gây ra có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật. Tuy nhiên, những bệnh này thường không lây truyền trực tiếp từ động vật sang người.

Thay vào đó, bọ ve là trung gian truyền bệnh giữa các vật chủ.

Các dấu hiệu của nhiều bệnh do ve gây ra có thể mất một khoảng kha khá thời gian để xuất hiện và những triệu chứng sẽ thay đổi theo từng bệnh, tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu có thể giống như bị cúm. Một số bệnh sẽ gây phát ban trên da hoặc đau khớp.

Việc chẩn đoán và điều trị các bệnh do ve gây ra có thể sẽ hơi phức tạp. Sự phục hồi sẽ phụ thuộc vào các bệnh liên quan và còn tùy từng trường hợp.

Việc chẩn đoán và điều trị các bệnh do ve gây ra có thể sẽ hơi phức tạp
Việc chẩn đoán và điều trị các bệnh do ve gây ra có thể sẽ hơi phức tạp

8. Bệnh nhiễm khuẩn Giardiasis

Giardiasis là một bệnh do vi khuẩn Giardiagây ra, đây là một nhóm ký sinh trùng đơn bào cực nhỏ có thể lây nhiễm cho một số động vật, bao gồm chó, mèo, động vật gặm nhấm và người. Chúng tạo thành các nang cứng giúp chúng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt cho đến khi chúng có thể lây nhiễm sang vật chủ mới.

Nhiễm trùng xảy ra khi động vật ăn phải vi khuẩn Giardia , bệnh này sẽ gây tiêu chảy và nôn mửa. Khi động vật đi lên mặt đất bị nhiễm khuẩn, rồi liếm vào chân hoặc uống nước nhiễm khuẩn thì có thể sẽ bị mắc bệnh này.

Mặc dù con người có thể bị nhiễm khuẩn Giardia trực tiếp từ động vật bị bệnh, nhưng mà thường không phổ biến. Con người thường bị nhiễm Giardia khi uống nước bị nhiễm khuẩn.

Thú cưng đang được điều trị bệnh Giardia thì cần phải được tắm thường xuyên. Các nang Giardia được thải ra trong phân và có thể tồn tại trên cơ thể động vật, vì thế bạn cần phải hốt phân và vứt đúng cách. Những ai sau khi tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh thì cần phải rửa tay thật kỹ.

Có một tin tốt, đó là, bệnh nhiễm khuẩn Giardiasis có thể được điều trị bằng các loại thuốc thích hợp. Những bệnh nhân bị nặng hơn thì có thể cần phải được chăm sóc y tế như uống thuốc chống tiêu chảy và truyền dịch để duy trì hydrat hóa.

Thú cưng đang được điều trị bệnh Giardia thì cần phải được tắm thường xuyên.
Thú cưng đang được điều trị bệnh Giardia thì cần phải được tắm thường xuyên.

9. Bệnh Leptospirosis

Leptospirosis là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn thuộc giống Leptospira gây ra. Các vi khuẩn này thường xuất hiện trong nước tiểu của động vật gặm nhấm và các động vật bị nhiễm bệnh khác.

Động vật và con người tiếp xúc với nước, bùn và đất bị nhiễm khuẩn thì có thể mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh hoặc ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh.

Chó, gia cầm và con người đều dễ mắc bệnh leptospirosis. Bệnh này thường hiếm gặp ở mèo, nhưng chúng vẫn có thể mang và truyền vi khuẩn.

Trong khi đó, có một số loài động vật và con người có thể chống lại vi khuẩn và không bao giờ bị bệnh, trong khi lại có một số loài có thể mắc bệnh rất nặng.

Leptospirosis là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn thuộc giống Leptospira gây ra
Leptospirosis là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn thuộc giống Leptospira gây ra

Bệnh Leptospirosis ở người thường có những triệu chứng đầu tiên giống như cúm. Nếu tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng, đặc biệt là gan và thận.

Bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và chăm sóc y tế đúng cách. Bên cạnh đó, có một số cách ngăn ngừa phơi nhiễm như tiêm phòng cho mèo của bạn. Tránh tiếp xúc với nước tiểu của động vật bị ảnh hưởng và với nguồn nước có khả năng bị ô nhiễm.

10. Bệnh Toxoplasmosis

Bệnh Toxoplasmosis là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondi gây raLoại ký sinh trùng này có thể được truyền sang hầu hết các loài động vật và con người, điển hình là khi ăn thịt chưa nấu chín, ký sinh trùng này còn có trong phân mèo.

Bệnh Toxoplasmosis thường sẽ không có triệu chứng ở mèo. Hầu hết những người khỏe mạnh mắc bệnh đều không có triệu chứng.

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc bị tổn thương, thì bệnh toxoplasma có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Khi người mắc bệnh này, thì có thể khiến con sinh ra bị dị tật bẩm sinh, sẩy thai hoặc thai chết nếu phụ nữ bị nhiễm lần đầu khi đang mang thai. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai cần phải hết sức cẩn trọng với hộp vệ sinh của mèo và phải ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ.

Bệnh Toxoplasmosis là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondi gây ra.

Trong một số trường hợp hiếm, người nhiễm bệnh toxoplasma, sẽ có các triệu chứng khá mơ hồ. Sốt nhẹ, nhức đầu và đau cơ là những dấu hiệu ban đầu dễ thấy nhất. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ký sinh trùng có thể gây tổn thương não và mắt.

Khi điều trị, thường sẽ phải dùng thuốc kháng sinh và cần được chăm sóc y tế cẩn thận.

Cách phòng, ngăn chặn sự lây truyền bệnh từ mèo sang người

Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh này bao gồm:

  • Rửa tay đúng cách
  • Vệ sinh môi trường
  • Tuân thủ các quy tắc an toàn khi chăm sóc mèo để tránh bị cắn và trầy xước
  • Ngăn ngừa bị côn trùng cắn
  • Rửa trái cây và rau quả đúng phương pháp
  • Nấu chín thật ký thức ăn
  • Uống nước sạch đã được đun sôi để nguội.
Hãy nuôi dạy thú cưng khỏe mạnh để ngăn ngừa bệnh
Hãy nuôi dạy thú cưng khỏe mạnh để ngăn ngừa bệnh

Chủ nuôi nên thực hiện các biện pháp cũng như tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi, làm theo lời khuyên của bác sĩ thú y, thực hiện các kiểm tra định kỳ như kiểm tra ký sinh trùng, mục đích là để mèo luôn khỏe mạnh.

Bạn cần liên lạc bác sĩ hoặc đưa người thân đến trung tâm y tế ngay khi họ có những biểu hiện, triệu chứng bất thường.Hy vọng những chia sẽ về 10 Loại bệnh lây truyền từ mèo sang con người (có thể bạn mắc phải) sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nhớ follow Petto để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay